Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch sử 8 Bài 3.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Lịch sử 8 Bài 3:
(Chân trời sáng tạo) Giải Lịch Sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
(Kết nối tri thức) Giải Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp
(Cánh diều) Giải Lịch Sử 8 Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Lưu trữ: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (sách cũ)
I. Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, đầu tiên trong ngành dệt.
- Những phát minh quan trọng:
Thời gian | Phát minh | Đặc điểm | Người sáng chế |
1764 | Máy kéo sợi Giên-ni | Năng suốt gấp 8 lần con người | Giêm Ha-gri-vơ |
1769 | Máy kéo sợi | Chạy bằng sức nước | Ác-crai-tơ |
1785 | Máy dệt | Tăng năng suốt lên 40 lần | Ét-mơn Các-rai |
1784 | Máy hơi nước | Chạy bằng hơi nước | Giêm Oát |
Đầu XIX | Tàu thủy và xe lửa | Chạy bằng hơi nước |
( Máy kéo sợ Gien-ni, nguồn: Internet)
( Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước, nguồn: Internet)
⇒ Như vậy, ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây được coi là kết quả của cách mạng công nghiệp.
- Ý nghĩa:
+ Đưa sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
• Pháp:
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỉ XIX, phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.
- Kinh tế đứng thứ hai thế giới, ngành công nghiệp vô cùng phát triển.
• Đức:
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1840, sau đó nhanh chóng phát triển nhờ tiếp nhận thành tựu của khoa học – kỹ thuật mới. Trong đó, công nghiệp hóa chất và luyệ kim là những ngành chủ đạo của nền kinh tế.
- Nông nghiệp từ lạc hậu trở thành nền nông nghiệp hiện đại và phát triển khi sử dụng máy móc và phân bón hóa học.
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Nhiều khu công nghiệp, thành phố mới ra đời, số dân thành thị tăng lên.
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội là: tư sản và vô sản.
II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
1. Cuộc cách mạng thế kỉ XIX
- Ở Mỹ La Tinh, các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của một loạt các quốc gia tư sản mới.
( Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh đầu thế kỉ XIX, nguồn: Internet)
- Ở châu Âu:
+ 1848-1849 cách mạng ngày càng bùng nổ, làm rung chuyển chế độ phong kiến vững mạnh ở các nước Đức, I-ta-li-a, Áo – Hung.
+ 1859-1870, ở I-ta-li-a đã diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước. Trong đó, quần chúng nhân dân đã giữ vai trò quan trọng trong các cuộc chiến.
+ 1864-1871, ở Đức diễn ra quá trình đấu tranh thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của quí tộc Phổ, đứng đầu là Bi X-mác.
+ 2/1861, Nga hoàng thực hiện cải cách nông nô, mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chế độ chủ nghĩa tư bản.
2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.
- Trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh, Pháp phát triển nhanh chóng làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc phâm lược các nước châu Á và Châu Phi. Đặc biệt là các nước có nguồn tài nguyên phong phú và kinh tế lạc hậu kém phát triển.
- Cuối thế kỉ XVIII, Ạnh hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ; Pháp, Đức, Mỹ.... xâu xé Trung Quốc; Hà Lan chiếm In-đô-nê-xi-a, Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Anh và Pháp tranh chấp Thái Lan; Tây Ban Nha chiếm Phi-lip-pin; Anh chiếm Miến Điện, Mã Lai.
+ Ở châu Phi: Anh có thuộc địa kếp ở Nam Phi, Pháp chiếm An-giê-ri.
( Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX, nguồn: Internet)