X

Lý thuyết Lịch Sử 8

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

+ Một số người yêu nước Việt Nam muốn nhờ cậy Nhật Bản để bạo động vũ trang giành độc lập. Vì vậy, họ lập Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu nhằm mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới và tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa giúp đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động phong trào Đông Du.

Số học sinh sang Nhật du học có lúc lên đến 200 người.

+ Tháng 9/1908, Pháp Nhật cấu kết với nhau, trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi đất nước Nhật. Phong trào Đông du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

( Phong trào đông du ở Nhật)

2. Đông Kinh nghĩa thục

+ Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành… mở Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội.

Chương trình học gồm Địa lý, Lịch sử, Khoa học thường thức.

+ Các nhà nho còn tổ chức bình văn, xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng, nâng cao long yêu nước truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

+Lúc đầu trường hoạt động ở nội thành, sau đó mở rộng ra ngoài thành và các vùng lân cận.

+ Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục và bắt những người lãnh đạo.

+Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả to lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

( Sĩ phu của phong trào Đông kinh nghĩa thục)

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

+ Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… lãnh đạo. Hình thức hoạt động rất phong phú: mở trường học, diễn thuyết, cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.

+ Dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế nổ ra rầm rộ ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước.

II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

+ Chiến tranh thế giới bùng nổ, Đông Dương trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của cung cấp cho chiến tranh.

Bắt lính cung cấp cho chiến tranh

+ Nông nghiệp chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Khai thác kim loại quý hiếm

+ Tổ chức “lạc quyên”, bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917.

a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

+ Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu đang tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

+ Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/5/1916 tại Huế nhưng bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và tử hình, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở châu Phi.

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

+ Anh em binh lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến nên được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ. Khi viện binh Pháp kéo đến, quân Pháp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến hy sinh.

+ Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Đội Cấn bị thương đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của nguời chỉ huy và nghĩa quân anh hung.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thánh sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

+ Sỉnh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra nhưng thất bại, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền nhân nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ. Người quyết định đi sang châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân, tuyên tryền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần dần biến chuyển.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

( bác Hồ làm phụ bếp trên tàu)

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 hay khác