X

Lý thuyết Lịch Sử 8

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết


Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết

I. Khởi nghĩa Yên Thế

- Yên Thế nằm ở tây bắc tỉnh Bắc Giang, diện tích khoảng 40-50 km2, là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.

- Một bộ phận nông dân ở đồng bằng Bắc Kỳ rời bỏ quê hương tìm nơi sinh sống đã lên Yên Thế, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh bảo vệ cuộc sống.

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

Tháng 4-1892, Đề Nắm chết, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao.

- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

Nhận thấy tương quan lực lượng chênh lệch, Đề Thám tìm cách giảng hòa với Pháp.

Nghĩa quân phục kích bắt được tên điền chủ người Pháp Sét-nay. Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám cai quản bốn tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Thời gian hòa hoãn không lâu, thực dân Pháp tấn công trở lại, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất, suy yếu nhanh chóng.

Đề Thám lại chủ động xin giảng hòa (tháng 12/1897). Thực dân Pháp chấp nhận nhưng đưa ra những điều kiện ngặt nghèo buộc nghĩa quân phải thực hiện.

- Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương, lo tích trữ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

- Giai đoạn 1909-1913, phát hiện được Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (1908), thực dân Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX hay, chi tiết

( Lược đồ phong trào nông dân Yên Thế 1884 – 1913)

II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi

- Ở Nam Kỳ, nhân dân các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp từ giữa thế kỷ XIX.

- Ở miền Trung, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.

- Ở Tây Nguyên, tù trưởng N’Tgang Guh, Ama Kol, Ama Jhao… đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu từ 1889 đến 1905.

- Ở Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Mường, Thái… tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng chiến ở Lai Châu, Sơn La hoạt động mạnh ở sông Đà.

- Trong các năm từ 1884 đến 1890, xuất hiện các toán quân người Thái dưới sự chỉ huy của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

- Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu đã phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.

- Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo đã nổi dậy chống Pháp từ năm 1894 đến năm 1896.

- Tại vùng Đông Bắc Kỳ, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kỳ.

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 hay khác