- Lý thuyết Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 (hay, chi tiết )
- Lý thuyết Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX(hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX(hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)(hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 30 : Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (hay, chi tiết)
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
1. Một nền sản xuất ra đời
• Về kinh tế:
- Các xưởng luyện kim, dệt vải, nấu đường,…. bắt đầu xất hiện. Các cưởng này có có thuê mướn công nhân.
- Thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán sầm uất.
- Một số ngân hàng được thành lập.
Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
• Về xã hội
- Hình thành hai giai cấp mới là Tư sản và Vô sản.
- Mâu thuẫn xã hội giữa phong kiến và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.
Các cuộc đấu tranh phát triển nhiều.
2. Cách mạng Hà Lan
• Diễn biến
- Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở châu Âu. Nhưng lại chịu sự thống trị khốn khổ của vương quốc Tây Ban Nha.
( Lược đồ Nê-đéc-lan trược cách mạng. Nguồn: Internet)
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan ngày càng nhiều. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh tháng 8/ 1566. Đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc ở đây đã thành lập nước cộng hòa với tên Các tỉnh liên hiệp ( Hà Lan).
- Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan chính thực được công nhận.
• Kết quả:
- Hà Lan giành được độc lập
- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu.
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
II. Cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
• Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
Anh được coi là quốc gia có quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất châu Âu với các đặc điểm:
- Nhiều công trường thủ công ra đời.
- Nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hình thành. Tiêu biểu là Luân Đôn – thủ dô nước Anh.
- Có nhiều phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý làm cho năng xuất lao động tăng.
- Chủ nghĩa tư bản len lỏi vào nông nghiệp bằng hình thức sử dụng các thiết bị máy móc, nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp.
( Kinh tế nước Anh trước cách mạng. Nguồn: Internet)
• Hệ quả:
- Hình thành tầng lớp quý tộc mới. Nông dân nghèo bị chiếm ruộng đất phải đi làm thuê và trở thành các công nhân.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế phát triển gay gắt.
2. Tiến trình cách mạng
- Giai đoạn 1642 – 1648
+ 1640, Quốc hội được triệu tập. Vua Sác-lơ I bị tố cáo cai trị độc đoán, và yêu cầu vua không được tự tiện đặt thuế mới, bắt người mà không đưa ra xét xử. Vua, nhân dân với Quốc hội mâu thuẫn.
(Lược đồ nội chiến ở Anh. Nguồn: Internet)
+ 8/1642, nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội do Ô-li-vơ Crôm-oen chỉ huy đánh bại quân đội nhà vua. Năm 1648, nội chiến kết thúc.
- 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.
- Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài. Nhân dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống, tiếp tục đấu tranh. Quý tộc mới và tư sản khôi phục chế độ quân chủ, giữ nguyên thành quả cách mạng.
- 12/1688. Quốc hội phế truất vua Giêm Ii, đưa Vin Hem Oran-giơ lên làm vua, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII
- Đem lại thắng lợi và quyền hành cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
III. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh
a. Tình hình các thuộc địa
- Bắc Mĩ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, cư dân lâu đời.
- Trong 2 thế kỉ XVII-XVIII, thực dân Anh tiêu diệt hoặc dồn người dân ( In-đi-an) về phía tây, bắt người da đen ở châu Phi sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.
- Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ theo con đường tư bản chủ nghĩa.
( Lược đồ 13 bang thuộc địa của Anh. Nguồn: Internet)
b. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh
- Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp của thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa với chính quốc.
2. Diễn biến của chiến tranh
- 12/1773, nhân dân Bốt-tơn tấn công ba tàu trở chè của Anh.
(Sự kiện chè Bốt-xtơn. Nguồn: Internet)
- Từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa họp đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý. Nhưng chính quốc không chất nhận.
- 4/1775, chiến tranh bùng nổ do nghĩa quân thuộc địa của Oa-sinh-tơn chỉ huy, thời gian đầu tuy thất bại, nhưng sau đó đã đánh thắng các đợt tấn công của quân Anh.
- 4/7/1775, công bố Tuyên ngôn độc lập, xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.
- 17/10/1778 Anh phải kí hiệp ước Véc-xai.
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Anh ở Bắc Mỹ.
a. Kết quả
- Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa – một quốc gia mới ra đời – nước Mỹ.
- 1787, Thông qua bản hiến pháp, củng cố vị trí của nhà nước.
b. Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
- Công thương nghiệp đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Chính trị: Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.
- Xã hội: gồm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
+ Tăng lữ và quý tộc được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo khổ nhất, tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại bị kìm hãm về chính trị, không có bất cứ một chức danh, một đặc quyền nào.
( Vị trí của 3 đẳng cấp trong xã hội, nguồn: Internet)
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
- Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
• Biểu hiện:
- Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.
• Diễn biến
- 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.
- 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.
- Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.
- 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.
( Ngục Ba-xti, biểu tượng của chế độ phong kiến Pháp, nguồn: Internet)
⇒ Mở đầu cho thắng lợi kháng chiến là thắng lợi của cách mạng Pháp.
III. Sự phát triển của cách mạng
1. Chế độ quân chủ lập hiến ( từ ngày 14/07/1789 – 10/08/1792)
- Phái Lập hiến nắm quyền đã:
+ Hạn chế quyền của nhà vua.
+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
( Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nguồn: Internet)
- Tháng 4/1792, liên minh Áo – Phổ cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng. Tháng 8/1792, 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.
- 10/8/1792, nhân dân lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.
2. Bước đầu của nền Cộng hòa ( 21/9/1792 – 2/6/2793)
Sau khi lật đổ phái Lập hiến, chính quyền chuyển sang tay phái Ghi-rông-đanh.
- Ngày 21/9/1792, thành lập nền cộng hòa. 21/1/1793 xử tử vua Lu-I XVI
- 20/9/1792, quân Pháp giành thắng lợi ở Van-ni sau đó chuyển sang phản công đuổi quân địch ra khỏi đất nước.
- Mùa xuân năm 1793, liên minh phong kiến châu Âu và quân Anh lại tấn công nước Pháp, phản động trong nước nổi dậy.
Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, lạm phát tăng cao, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
⇒2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-xpi-e khởi nghĩa lật đổ phái Ghi-rông-đanh.
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( 2/6/1793 – 27/7/1794)
- Phái Gia-cô-banh đứng đầu là Rô-be-xpi-e cầm quyền đã thi hành một số các biện pháp:
+ Trả lại đất công bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt cho nông dân.
+ Chia nhỏ đất đai để bán cho nông dân.
+ Trưng thu lúa mì, quy định mức giá, mức lương.
( Rô-be-xpi-e, nguồn: Internet)
- Kết quả: Nền kinh tế phát triển, xã hội dần ổn định. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài.
- 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính bắt và xử tử Rô-be-xpi-e.
4. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền xóa bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Giai cấp tư sản tỏ ra là giai cấp tiến bộ cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến đỉnh cao.
....................................
....................................
....................................