Bài 82, 83, 84 trang 52 SBT Toán 7 tập 2
Bài 82, 83, 84 trang 52 SBT Toán 7 tập 2
Bài 82: Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M sao cho BM = BA. Trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho CN = CA.
a. Hãy so sánh các góc AMB và ANC.
b. Hãy so sánh các độ dài AM và AN.
Lời giải:
a. Trong ΔABC, ta có AB < AC
Suy ra: ∠(ABC) > ∠(ACB) (đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn) (1)
Ta có: AB = BM (gt) ⇒ ΔABM cân tại B
Suy ra: ∠(AMB) = ∠A1 (tính chất tam giác cân)
Trong ΔABM, ta có ∠(ABC) là góc ngoài tại đỉnh B
Suy ra: ∠(ABC) = ∠(AMB) + ∠A1
Suy ra: ∠(AMB) = 1/2 ∠(ABC) (2)
Lại có: AC = CN (gt) ⇒ ΔACN cân tại C
Suy ra: ∠(ANC) = ∠A2 (tính chất tam giác cân)
Trong ΔACN, ta có ∠(ACB) là góc ngoài tại đỉnh C
Suy ra: ∠(ACB) = ∠(ANC) + ∠A2
Suy ra: ∠(ANC) = 1/2 ∠(ACB) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: (AMB) > ∠(ANC) .
b. Trong ΔAMN, ta có: (AMB) > (ANC)
Suy ra: AN > AM (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn).
Bài 83: Cho tam giác ABC có AB < AC, đường cao AH. Chứng minh rằng: HB < HC, ∠(HAB) < ∠ (HAC) (xét hai trường hợp: B nhọn và B tù).
Lời giải:
Ta có: AB < AC (gt)
Suy ra: HB < HC (đường xiên lớn hơn thì hình chiếu lớn hơn)
* Trường hợp Bnhọn (hình 83a)
Trong Δ ABC, ta có: AB < AC
Suy ra: ∠B > ∠C (đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Trong Δ AHB, ta có ∠(AHB) = 90°
Suy ra: ∠B + ∠(HAB) = 90° (tính chất tam giác vuông) (1)
Trong Δ AHC, ta có ∠(AHC) = 90°
Suy ra: ∠C + ∠(HAC) = 90° (tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠B + ∠(HAB) = ∠C + ∠(HAC)
Mà ∠B > ∠C nên ∠(HAB) < ∠(HAC)
* Trường hợp Btù (hình 83b)
Vì điểm B nằm giữa H và C nên ∠(HAC) = ∠(HAB) + ∠(BAC)
Vậy ∠(HAB) < ∠(HAC).
Bài 84: Có thể vẽ được mấy tam giác (phân biệt) với ba cạnh là ba trong năm đoạn thẳng có độ dài 1cm, 2cm, 3cm, 4cm, 5cm.
Lời giải:
Ta có: 1 = 3 - 2 = 4 - 3 = 5 - 4
Suy ra: trong 3 cạnh của tam giác không có cạnh nào có độ dài 1cm.
* Nếu cạnh nhỏ nhất là 2cm
Ta có: 4 - 3 < 2 < 4 + 3; 5 - 4 < 2 < 5 + 4
Suy ra: hai cạnh kia là 3cm và 4cm hoặc 4cm và 5cm
* Nếu cạnh nhỏ nhất là 3cm
Ta có: 5 - 4 < 3 < 5 + 4; 3 = 5 - 2; 3 > 4 - 2
Như vậy hai cạnh kia là 5cm và 4cm
* Không có trường hợp cạnh nhỏ nhất là 4cm
Vậy có thể vẽ được ba tam giác với độ dài các cạnh là:
2cm; 3cm; 4cm
2cm; 4cm; 5cm
3cm; 4cm; 5cm