Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 25: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 25: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
Bài 1 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào bản đồ giáo khoa địa lí treo tường “Dân cư và đô thị lớn trên thế giới” kết hợp với hình 25 trong SGK ban chuẩn hoặc hình 35.1 ban nâng cao và các kiến thức đã học, em hãy nêu rõ”
* Các khu vực tập trung đông dân nhất
* Các khu vực dân cư thưa thớt
Lời giải:
Bài 2 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 10: Em hãy ghép tên các khu vực phân bố dân cư vào các địa bàn tương ứng:
* Các khu vực tập trung đông dân nhất: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây và Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Ca-ri-bê,...
* Các khu vực dân cư thưa thớt: Trung Á, Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Phi, Nam Phi, châu Đại Dương,...
Lời giải:
Bài 3 trang 32 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào bảng số liệu “Diện tích, dân số phân theo châu lục năm 2009” dưới đây:
* Em hãy tính và điền vào chỗ chấm (...) ở bảng trên cơ cấu diện tích và dân số của các châu lục so với thế giới và vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện nội dung này.
* Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét về sự phân bố dân cư theo các châu lục trên thế giới
Lời giải:
* Tính cơ cấu diện tích và dân số của các châu lục so với thế giới và vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện nội dung này.
Biểu đồ cơ cấu diện tích và dân số của các châu lục so với thế giới
* Nhận xét về sự phân bố dân cư theo các châu lục trên thế giới
Dân cư thế giới phân bố rất không đồng đều:
- Châu Á (trừ Liên Bang Nga) chiếm khoảng 23,5% nhưng chiếm đến 60,5% dân số thế giới.
- Tiếp đến là châu Mĩ, Châu Phi và châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) chiếm tỉ trọng diện tích tương đối lớn những tỉ trọng dân số tương đối thấp, mỗi châu lục chỉ chiếm khoảng 10 – 15% dân số thế giới.
- Châu Đại Dương là châu lục nhỏ, tỉ trọng diện tích và dân số nhỏ nhất, lần lượt là 6,3% và 0,5%.
Bài 4 trang 32 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào nội dung SGK, em hãy điền vào chỗ chấm (...) ở bảng dưới đây những thông tin cần thiết về hai loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
Quần cư nông thôn | Quần cư thành thị | |
Đặc điểm | ....................................................... ....................................................... ....................................................... | ....................................................... ....................................................... ....................................................... |
Chức năng | ....................................................... ....................................................... ....................................................... | ....................................................... ....................................................... ....................................................... |
Lời giải:
Quần cư nông thôn | Quần cư thành thị | |
Đặc điểm | Phân bố phân tán trong không gian. | Quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao. |
Chức năng | - Gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp. - Ngoài ra có thêm chức năng khác như công nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,... | Gắn với chức năng sản xuất phi công nghiệp. |
Bài 5 trang 32 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào nội dung SGK kết hợp với các kiến thức đã học, em hãy nêu rõ các đặc điểm của đô thị hóa và những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
* Đặc điểm của đô thị hóa
* Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa
* Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa
Lời giải:
* Đặc điểm của đô thị hóa:
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
- Phổ biến lối sống thành thị.
* Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa:
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Làm thay đố sự phân bố dân cư và lao động.
- Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị,...
* Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa:
Sự di dân tự do từ nông thôn lên thành thị dẫn đến:
- Nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực.
- Gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường đô thị:
+ Thất nghiệp, thiếu việc làm.
+ Phân hóa giàu nghèo, chất lượng cuộc sống không đảm bảo, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...)
+ Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.