Giải VBT Ngữ Văn 7 Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2
Giải VBT Ngữ Văn 7 Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Kì 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (trang 146 VBT): [Học sinh tập hợp kết quả làm bài tập theo tổ và lớp]
Câu 2 (trang 146 VBT): Chuẩn bị cá nhân để trao đổi tại lớp về việc phân loại các câu (thường là có hình thức lục bát) nằm ở ranh giới ca dao và tục ngữ.
Trả lời:
Em bổ sung thêm các câu sưu tầm được ở dạng “trung gian” kiểu này:
a, Về câu: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -> xếp vào ca dao.
b, Về câu: Ở sao cho vừa lòng người/ Ở rộng người cười, ở hẹp người chê! -> xếp vào tục ngữ.
c, Về câu: Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn/ Gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay -> xếp vào tục ngữ.
Câu 3 (trang 147 VBT):
Trả lời:
a, Về câu: Rau nào sâu ấy (nấy) -> xếp vào loại tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, hiểu theo nghĩa đen.
b, Về câu: Rút dây động rừng -> xếp vào loại tục ngữ về con người và xã hội, hiểu theo nghĩa bóng.
c, Về câu: Khôn đàn hơn dại độc -> xếp vào loại tục ngữ về con người và xã hội, đàn ở đây hiểu là công đồng, tập thể.
Câu 4 (trang 148 VBT): Phát biểu suy nghĩ, cảm nhận về đặc sắc của những câu ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương do em (hoặc các bạn em) sưu tầm được.
Trả lời:
Gợi ý: Phân tích đặc sắc của những câu ca dao, dân ca, tục ngữ trên các phương diện:
- Hình thức thơ (thường sử dụng thể thơ lục bát).
- Sử dụng có biến hóa các mô-típ (Ai ơi, thân em,…)
- Sử dụng phương ngữ của từng địa phương.
- Những từ ngữ gợi nhắc đến các địa danh ở địa phương.
- Kết hợp với các hình thức diễn xướng dân gian.