Giải VBT Ngữ Văn 7 Liên kết trong văn bản
Giải VBT Ngữ Văn 7 Liên kết trong văn bản
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Liên kết trong văn bản hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (Bài tập 1 trang 18 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Thứ tự hợp lí của các câu trong đoạn là: (1) (4) (2) (5) (3)
Câu 2 (Bài tập 2 trang 19 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Các câu văn này không liên kết với nhau
Bởi vì nội dung của chúng không thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, mỗi câu đề cập đến một nội dung rời rạc.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 19 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 13 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Theo thứ tự các vị trí bỏ trống, có thể điền các từ ngữ sau đây: bà, bà cháu mình, cháu, bà, bà, cháu, nghe xong.
Câu 4 (trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy điền các từ ngữ: tựu trường, hơn nữa, một nền giáo dục, từ phút này trở đi vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Những sung sướng hơn nữa, từ phút này trở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 5 (trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Em hãy cho biết đoạn văn Nguyễn Công Trứ (trang 14 VBT) đọc cho học trò nghe có nghĩa hay không. Trong các lý do dưới đây, lý do nào xác nhận đoạn văn có nghĩa (hay không có nghĩa)?
Trả lời:
Đoạn văn Nguyễn Công Trứ đọc cho học trò của mình nghe là đoạn văn không có nghĩa.
Lí do nêu ở mục D là lí do đúng.