Giải VBT Ngữ Văn 7 Mùa xuân của tôi
Giải VBT Ngữ Văn 7 Mùa xuân của tôi
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Mùa xuân của tôi hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (Bài tập 1 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
- Bài văn viết về cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh sáng tác: đất nước bị chia cắt, tác giả đang sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy, xa cách với quê hương đất Bắc của mình.
- Tâm trạng: mong nhớ da diết, đau buồn.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 146 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Phần trích văn bản tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (được người soạn sách đặt tiêu đề là Mùa xuân của tôi) có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"
- Đoạn thứ hai: Từ "Tôi yêu sông xanh núi tím" đến "mở hội liên hoan"
- Đoạn thứ ba: Từ "Đẹp quá đi" đến hết.
b, Nội dung của mỗi đoạn:
- Đoạn thứ nhất: Ai cũng yêu mến mùa xuân.
- Đoạn thứ hai: Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nồng nhiệt khi mùa xuân đến.
- Đoạn thứ ba: Cảm xúc trầm lắng, ngưng đọng, thu lại vào bề sâu khi Tết đã hết.
c, Giữa các đoạn có một sự liên kết về nội dung hết sức chặt chẽ: Từ chỗ nói về thị hiếu, cảm xúc chung của mọi người, tác giả đã chuyển sang nói đến niềm yêu thích riêng của bản thân mình, rồi lại từ cảm xúc chung về mùa xuân tác giả nói đến khoảng thời gian của mùa xuân mà tác giả thấy say đắm, lưu luyến nhất.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 177 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 147 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua những chi tiết:
- Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa,...
- Trời đất mang mang.
- Cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm.
b, Sức sống do mùa xuân khơi gợi đã tuôn trào khắp nơi:
- Trong thiên nhiên: thay da đổi thịt, mọi thứ đều êm dịu.
- Ở con người: muốn phát điên lên, ngồi yên không chịu được, nhựa sống căng lên, tim người ta như trẻ ra, đập mạnh hơn.
- Ở riêng tác giả: "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự.
Đặt trong bối cảnh sáng tác đương thời, tình cảm riêng của tác giả đối với Mùa xuân không chỉ là của tôi nữa mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát hòa bình, tự do.
c, Với ngôn từ phong phú, sinh động, đa dạng, đoạn trích đã mang một giọng điệu vừa nhung nhớ vừa xót xa rất phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc bấy giờ.
Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm trích hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?
Trả lời:
- Nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu, "mơ về" bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, "rét ngọt" là từ có màu sắc biểu cảm cao.
- Có thể đặt một số tên khác như: Mùa xuân Bắc Việt, Xuân xa, Nhớ mùa xuân của tôi,...