X

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7

Giải VBT Ngữ Văn 7 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy


Giải VBT Ngữ Văn 7 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.

Giải VBT Ngữ Văn 7 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Câu 1 (trang 113 VBT): Bài tập 1, trang 123 SGK

Trả lời:

Công dụng của dấu chấm lửng:

a, Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

b, Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

c, Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

Câu 2 (trang 113 VBT): Bài tập 2, trang 123 SGK

Trả lời:

Công dụng của dấu chấm phẩy:

a, Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b, Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

c, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 3 (trang 114 VBT): Viết một đoạn văn (đề tài tự chọn) trong đó:

a, Có câu dùng dấu chấm lửng.

b, Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời:

   Nhà ông bà ngoại luôn là chốn thần tiên với tuổi thơ của chị em tôi. Khu vườn mà ông hằng ngày vẫn chăm bón hệt như một khu vườn địa đàng vậy. Ở đó có đủ các loại hoa trái: hoa hồng, hoa cúc, hoa thủy tiên,…cây táo, cây ổi, cây mận,… Tôi còn nhớ như in những trưa hè, ông mắc chiếc võng dưới gốc cây, tán lá che xanh mát; bà kéo hai chị em tôi ngồi xuống, đung đưa chiếc võng; bẻ đôi quả na chín cây thơm phức đưa cho hai đứa tôi.

Câu 4 (trang 114 VBT): Đọc truyện vui sau đây và cho biết vì sao anh con trai trong truyện lại uống rượu và đánh bạc.

Trả lời:

- Anh con trai trong truyện uống rượu và đánh bạc vì đã hiểu nhầm lời dặn trước lúc mất của bố.

- Trong lời nói của ông bố trước khi mất đã có sự ngắt quãng (ở chỗ dấu ba chấm “…”) gây nên sự hiểu nhầm.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 hay khác: