Giải VBT Ngữ Văn 7 Từ đồng âm
Giải VBT Ngữ Văn 7 Từ đồng âm
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Từ đồng âm hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (Bài tập 1 trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 109 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
- thu1: mùa thu - cao1: cao lớn - ba1: ba má
thu2: thu thuế cao2: cao hổ ba2: ba bảy
ba3: ba phải
- tranh1: nhà tranh - sang1: sang trọng - nam1: nam nữ
tranh2: tranh đấu sang2: sang thu nam2: phía nam
tranh3: bức tranh
- sức1: sức mạnh - nhè1: khóc nhè - tuốt1: tuốt lúa
sức2: trang sức nhè2: nhằm nhè tuốt2: biết tuốt
- môi1: đôi môi nhè3: nhè thức ăn
môi2: môi trường
Câu 2 (Bài tập 2 trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 110 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, - Nghĩa của cổ trong khăn quàng cổ, hươu cao cổ là: danh từ, chỉ một bộ phận cơ thể, ở giữa đầu và mình.
- Nghĩa của cổ trong cổ áo là: chỉ phần trên cùng của áo, bao quanh phần cổ khi mặc vào.
- Nghĩa của cổ trong cổ chai là: phần trên cùng của chai, nơi để nắp nút chai, thường bé hơn phần chai.
Các nghĩa trên có liên quan vì: đều chỉ phần trên cùng, tiếp giáp, nút thắt của một sự vật.
b, Từ đồng âm với danh từ cổ là từ cổ trong cổ truyền có nghĩa là cũ, truyền thống.
Câu 3 (Bài tập 3 trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 111 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Đặt câu:
a, bàn: Họ ngồi quanh cái bàn (danh từ) để bàn (động từ) về kế hoạch sắp tới.
b, sâu: Những con sâu (danh từ) này làm một chiếc ổ rất sâu (tính từ) trong hốc cây.
c, năm: Mỗi năm (danh từ), nhà trường chọn ra năm (số từ) học sinh tiêu biểu nhất để khen thưởng.
Câu 4 (Bài tập 4 trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 111 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Biện pháp đã sử dụng: chơi chữ đồng âm
→ hai từ đồng âm được sử dụng là: vạc và đồng.
- Cách xử kiện của em: phân biệt rõ ràng nghĩa của mỗi từ vạc và đồng mà mỗi người sử dụng (vạc của người mượn nói đến là con vạc, vạc của người cho mượn là cái vạc; đồng mà người mượn nói đến là đồng ruộng, đồng mà người cho mượn nói đến là một loại kim loại).