Giải VBT Ngữ Văn 7 Ôn tập tác phẩm trữ tình
Giải VBT Ngữ Văn 7 Ôn tập tác phẩm trữ tình
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Ôn tập tác phẩm trữ tình hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (trang 152 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
Trả lời:
a, Qua Đèo Ngang → Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
b, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá → Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
c, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra → Ngợi ca cảnh tượng thanh bình lúc chiều hôm ở đồng bằng Bắc Bộ sau chiến thắng Mông - Nguyên.
d, Sông núi nước Nam → Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
e, Tiếng gà trưa → Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
g, Phò giá về kinh → Hào khí chiến thắng và khát vọng, quyết tâm xây dựng đất nước thái bình thịnh trị dài lâu của dân tộc ta ở đời Trần.
h, Bánh trôi nước → Thương cảm thân phận chìm nổi và ca ngợi phẩm chất trong sạch, kiên trinh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
i, Cảnh khuya → Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
Câu 2 (trang 153 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm hoặc đoạn trích khớp với thể thơ.
Trả lời:
a, Sau phút chia li → Song thất lục bát.
b, Bạn đến chơi nhà → thất ngôn bát cú Đường luật.
c, Bài ca Côn Sơn → Lục bát.
d, Tiếng gà trưa → Tự do (Cũng có thể xem là ngũ ngôn).
e, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá → Thất ngôn.
g, Sông núi nước Nam → thất ngôn tuyệt cú Đường luật.
Câu 3 (Bài tập 4 trang 181-182 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 154 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Những ý kiến sau đây là không chính xác:
- Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
- Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
- Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
- Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.