Giải VBT Ngữ Văn 7 Sài Gòn tôi yêu
Giải VBT Ngữ Văn 7 Sài Gòn tôi yêu
Với soạn, giải Vở bài tập Ngữ Văn 7 Sài Gòn tôi yêu hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Ngữ văn 7.
Câu 1 (trang 143 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm hiểu bố cục của bài văn.
Trả lời:
a, Bài văn này có thể chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu đến "tông chi họ hàng"
- Đoạn 2: từ "ở trên đất này" đến "leo lên hơn năm triệu"
- Đoạn 3: từ "vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn" đến hết.
b, Qua 3 đoạn ấy, có thể chỉ ra mạch cảm xúc ở bài văn như sau:
- Ở đoạn 1: tác giả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.
- Ở đoạn 2: tác giả thể hiện niềm trân trọng, yêu mến, thích thú với nhịp sống, nét nổi bật trong phong cách sống của người Sài Gòn.
- Ở đoạn 3: tác giả khẳng định tình cảm của mình đối với mảnh đất này.
Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Trong phần đầu bài tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống như thế nào?
Trả lời:
a, Cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống của Sài Gòn:
- Về thiên nhiên: thay đổi thất thường, đang nắng thì chợt mưa, đang ui ui buồn bã thì trong vắt lại như thủy tinh.
- Về cuộc sống:
+ Sài Gòn đã có lịch sử trên "ba trăm năm" song vẫn trẻ.
+ Cuộc sống Sài Gòn ngày thường náo nhiệt, đông đúc, dập dìu xe cộ.
- Qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống của Sài Gòn ở trên, ta thấy tình cảm gắn bó, yêu mến của tác giả dành cho thiên nhiên, cuộc sống ở Sài Gòn.
b, Để làm nổi bật tình cảm nói trên, tác giả đã:
- Dùng biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ "tôi yêu", "yêu".
- Đồng thời dùng biện pháp cường điệu một cách khéo léo bằng cách sử dụng trích dẫn câu ca dao:
"Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng"
Câu 3 (Bài tập 3 trang 173 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 145 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a, Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn được tác giả tập trung khắc họa: hiếu khách, hồn hậu, tự nhiên và chân thật.
b, Tuy trong đoạn này chỉ xuất hiện một từ tôi, cũng không có điệp ngữ tôi yêu và yêu như đoạn đầu và đoạn cuối, tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn vẫn hiện lên rõ nét: qua cách biểu cảm gián tiếp, bằng việc kể, miêu tả lại thật tường tận chi tiết phong cách sống của người Sài Gòn.