Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): Axit cacbonic và muối cacbonat (phần 2)
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): Axit cacbonic và muối cacbonat (phần 2)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 29 (có đáp án): Axit cacbonic và muối cacbonat (phần 2) hay, chọn lọc sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi môn Hóa học 9.
Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, ZnO, MgO.
B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO.
D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. MgO, Fe3O4, Cu.
B. MgO, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 3: Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,8
B. 25,6
C. 32,0
D. 16,0
Câu 4: Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 17,6
B. 4,8
C. 20,8
D. 24,0
Câu 5: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Câu 6: Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,224
B. 0,560
C. 0,112
D. 0,448
Câu 7: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896
B. 1,120
C. 0,224
D. 0,448
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 20 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80
B. 5,60
C. 6,72
D. 8,40
Câu 9: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44 gam H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :
A. 6,70
B. 6,86
C. 6,78
D. 6,80
Câu 10: Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là
A. Fe3O4.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. ZnO.
Câu 11: Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp A gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn
C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 15
B. 10
C. 20
D. 25
Câu 12: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 6,24
B. 5,32
C. 3,12
D. 4,56