Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống - Cánh diều
Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
I. Đặc điểm nhận biết động vật không xương sống
- Đặc điểm của động vật không xương sống đó là không có xương sống.
- Động vật không xương sống bao gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…
II. Sự đa dạng động vật không xương sống
1. Ngành Ruột khoang
- Động vật ngành Ruột khoang có cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Đại diện: thủy tức, sứa…
- Động vật Ruột khoang có thể làm thức ăn cho con người, cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác
- Nhiều loài tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển
- Tuy nhiên, một số loài gây hại cho động vật và con người
2. Các ngành Giun
- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
- Giun có thể sống kí sinh ở cơ thể sinh vật hoặc sống tự do.
- Một số loài giun có vai trò trong nông, lâm nghiệp như:
+ Làm tơi xốp đất
+ Làm thức ăn cho gia xúc, gia cầm
+ Làm thức ăn cho con người
- Một số loài giun khác có hại cho người và động vật
3. Ngành Thân mềm
- Cơ thể mềm, không phân đốt
- Có vỏ cứng bao ngoài cơ thể
- Có số loài lớn, đa dạng về kích thước và môi trường sống
- Nhiều loài có lợi cho cuộc sống như làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,… nhưng cũng có một số loài gây hại cho cây trồng.
4. Ngành chân khớp
- Có bộ xương ngoài bằng kitin
- Các chân phân đốt, có khớp động
- Có số lượng đa dạng nhất trong các loài động vật
- Nhiều chân khớp làm thức ăn, thụ phấn cho cây… nhưng cũng có nhiều loài gây hại cho cây trồng, lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.