X

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh diều


Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 29: Lực hấp dẫn - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

1. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Hai cuốn sách nằm trên mặt bàn giữa chúng có lực hấp dẫn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

2. Khối lượng và trọng lượng

a. Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Ví dụ: Trên vỏ sữa có ghi “khối lượng tịnh: 1,284kg” => Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

b. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

- Công thức tính cường độ của trường hấp dẫn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

- Công thức tính trọng lượng:

trọng lượng = 10 x khối lượng

- Ví dụ:

Khối lượng của cơ thể người là 48kg thì có trọng lượng = 10 . 48 = 480 (N)

3. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

- Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay khác: