Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 6: Hỗn hợp - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 6: Hỗn hợp - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 6: Hỗn hợp hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch
I – Hỗn hợp, chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần.
Ví dụ: Nước muối sinh lí là một hỗn hợp với các chất thành phần là natri clorid, nước cất.
- Trong hỗn hợp các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
- Hỗn hợp đồng nhất không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
- Hỗn hợp không đồng nhất xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
Ví dụ:
- Hỗn hợp nước muối là hỗn hợp đồng nhất do không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
- Hỗn hợp dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất do xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
3. Chất tinh khiết
- Chất không lẫn chất nào khác là chất tinh khiết.
Ví dụ: Hầu hết các loại nước như nước sông, nước biển, kể các nước máy sinh hoạt đều có lẫn một số chất khác. Khi loại hết tất cả các chất đó ra khỏi nước thì thu được chất tinh khiết.
II – Huyền phù và nhũ tương
- Huyền phù: các chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.
Ví dụ: Cốc nước cam vắt khi vừa mới pha xong, em sẽ thấy những phần chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, nước cam đó là một huyền phù.
- Nhũ tương: chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác.
Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước là một nhũ tương.
Lý thuyết Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất, ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách đơn giản như: cô cạn, lọc, chiết …
I. Cô cạn
- Sử dụng cách cô cạn để tách chất rắn khó tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.
Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách cô cạn theo các bước sau:
+ Cho dung dịch nước muối vào bát sứ.
+ Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết ta thu được muối rắn.
II. Lọc
- Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
- Ví dụ: Tách cát ra khỏi hỗn hợp cát với nước bằng cách lọc theo phương pháp sau:
+ Gấp giấy lọc (hình 11.2a) và đặt vào phễu lọc (hình 11.2b).
+ Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.
+ Để cát trong hỗn hợp lắng xuống (hình 11.2c).
+ Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuống phễu lọc đã có giấy lọc (hình 11.2d), tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác (hình 11.2e)
III – Chiết
- Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.
- Ví dụ: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước bằng cách chiết theo các bước sau:
+ Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu (hình 11.4a)
+ Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết (hình 11.4b)
+ Đậy nắp phễu chiết. Để yên phễu chiết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành hai lớp (hình 11.4c).
+ Mở lắp phễu chiết (hình 11.4d).
+ Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác (hình 11.4e).
Có thể lặp lại quá trình trên vài lần để tách hoàn toàn nước và dầu ăn.
....................................
....................................
....................................