X

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Cánh diều


Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 2: Các phép đo hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 2: Các phép đo | Cánh diều




Lý thuyết Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

1. Sự cảm nhận hiện tượng

Giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

Ví dụ: Cảm giác cho ta thấy hình tròn màu đỏ ở hình (b) to hơn hình tròn màu đỏ ở hình (a). Nhưng thực tế, ta đo kích thước thì hình tròn màu đỏ ở hình (a) và hình (b) bằng nhau.

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

2. Đo chiều dài

a. Đơn vị đo chiều dài

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra mét

kilômét

km

1 000 m

mét

m

1 m

decimét

dm

0,1 m

centimét

cm

0,01 m

milimét

mm

0,001 m

micrômét


0,000 001 m

nanômét

nm

0,000 000 001 m

b. Cách đo chiều dài

- Người ta dùng thước để đo chiều dài.

- Có nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước cuộn

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước thẳng

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian | Cánh diều

Thước dây

- Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

+ Giói hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

- Các bước đo chiều dài bằng thước:

+ Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

+ Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

+ Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

3. Khối lượng

Lý thuyết Bài 4: Đo nhiệt độ

1. Nhiệt độ và độ nóng lạnh

- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.

- Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

Đo nhiệt độ | Cánh diều

Nhiệt kế điện tử

Đo nhiệt độ | Cánh diều

Nhiệt kế y tế

2. Thang nhiệt độ xen – xi - ớt

- Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.

- Những nhiệt độ thấp hơn 00C được gọi là nhiệt độ âm.

3. Nhiệt kế

Đo nhiệt độ | Cánh diều

- Cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng:

+ Ở thân nhiệt độ có vạch chia độ

+ Ống nhiệt kế được kết nối với bầu đựng chất lỏng, thường là thủy ngân hoặc rượu. Độ dài của phần chất lỏng trong ống nhiệt kế phụ thuộc vào độ nóng hay lạnh của vật mà bầu nhiệt kế tiếp xúc.

- Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

4. Đo nhiệt độ cơ thể

- Cách đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế:

+ Bước 1: Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất (vạch 35).

+ Bước 2: Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.

+ Bước 3: Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

+ Bước 4: Sau 3 phút, lấy nhiệt kế ra. Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt độ, đặt mắt nhìn vuông góc với mặt số.

Đo nhiệt độ | Cánh diều

Nhiệt độ cơ thể em là 370C

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay khác: