Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu
I – Một số vật liệu thông dụng
- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất.
Ví dụ:
1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
a/ Nhựa
- Nhựa dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường. Vì vậy, nhựa được dùng để chế biến nhiều vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.
- Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao.
- Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại nhựa phù hợp, có một số loại nhựa không dùng để đựng thực phẩm, có loại không dùng được trong lò vi sóng và tủ đông, … Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
b/ Kim loại
- Kim loại có các tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. Ngoài ra, các kim loại khác nhau còn có các tính chất khác nhau như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền, …
- Một số ứng dụng của kim loại:
+ Làm xoong nồi do dẫn nhiệt tốt, bền;
+ Làm dây dẫn điện do dẫn điện tốt, bền;
- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt của kim loại.
Ví dụ: Không tiếp xúc trực tiếp với phần dây điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.
- Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí, vì vậy để bảo vệ người ta thường sơn lên bề mặt kim loại.
c/ Cao su
- Cao su bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng.
- Cao su có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.
- Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần lưu ý không nên để chúng ở các nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.
Lý thuyết Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng
I – Các lương thực – thực phẩm thông dụng
- Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn … có chứa các tinh bột.
- Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa … được dùng để làm các món ăn.
II – Vai trò của lương thực, thực phẩm
- Lương thực, thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng …
+ Các chất bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
+ Chất béo có vai trò dự trữa, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể.
+ Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
+ Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.
III – Tính chất của lương thực, thực phẩm
- Lương thực, thực phẩm rất đa dạng. Chúng có thể ở dạng tươi sống (như rau, củ, cá, tôm …) hoặc đã qua chế biến (như cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp …)
- Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và các vi khuẩn phân hủy nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách.
- Lương thực, thực phẩm cần được bảo quản bằng các cách thích hợp. Một số cách bảo quản lương thực, thực phẩm thông thường là: đông lạnh, hút chân không, hun khói, phơi khô, sử dụng muối hoặc đường.
....................................
....................................
....................................