Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (có đáp án): Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bộ 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Câu 1. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?
A. kilôgam
B. mét
C. đềximét
D. xentimét
Lời giải:
- Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.
- Đơn vị kilôgam là đơn vị đo khối lượng.
Chọn đáp án A
Câu 2. Chọn phát biểu đúng?
A. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.
D. Cả 3 phương án trên
Lời giải:
A – đúng
B – đúng
C – đúng
Chọn đáp án D
Câu 3. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.
D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.
Lời giải:
Ta có:
- Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
=> Thước có giới hạn đo là 9 cm, độ chia nhỏ nhất là 0,2 cm = 2 mm.
Chọn đáp án C
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?
A. Chọn thước đo thích hợp.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.
C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.
D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.
Lời giải:
Ta có, các bước đo chiều dài:
+ Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
+ Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp
+ Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với mặt số trên thước, đọc giá trị chiều dài theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia của vật.
+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
Chọn đáp án D
Câu 5. Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật?
A.
B.
C.
D. Cả A và B đều đúng
Lời giải:
Ta cần đặt mắt vuông góc với mặt số trên thước.
Chọn đáp án C
Câu 6. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:
“…” của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
A. Giới hạn đo
B. Độ chia nhỏ nhất
C. Số lớn nhất
D. Số bé nhất
Lời giải:
Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
Chọn đáp án A
Câu 7. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau đây để được phát biểu đúng:
“…” của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
A. Giới hạn đo
B. Độ chia nhỏ nhất
C. Số lớn nhất
D. Số bé nhất
Lời giải:
Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Chọn đáp án B
Câu 8. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m = 0,1 cm
B. 1 km = 100 m
C. 1 mm = 0, 01 dm
D. 1 dm = 10 m
Lời giải:
Ta có:
- 1 m = 100 cm
- 1 km = 1000 m
- 1 mm = 0,01 dm
- 1 dm = 0,1 m
Chọn đáp án C
Câu 9. Một thước có 61 vạch chia thành 60 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 30 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:
A. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 2 cm
B. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 2 cm
C. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 0,5 cm
D. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 0,5 cm
Lời giải:
Ta có:
- Số lớn nhất ghi trên thước là số 30 kèm theo đơn vị cm => GHĐ là 30 cm.
- Trên thước có 60 khoảng bằng nhau với tổng độ dài là 30 cm
=> 1 khoảng có độ dài là 30 : 60 = 0,5 cm => ĐCNN là 0,5 cm.
Chọn đáp án D
Câu 10. Ta có kết quả đo chiều dài một bàn học với ba lần đo như sau:
Lần 1: 100 cm
Lần 2: 102 cm
Lần 3: 101 cm
Hỏi chiều dài trung bình của bàn học là bao nhiêu?
A. 100 cm
B. 101 cm
C. 102 cm
D. 99 cm
Lời giải:
Ta có chiều dài trung bình của bàn học là:
;
Chọn đáp án B