Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 (có đáp án): Đa dạng thế giới sống - Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 (có đáp án): Đa dạng thế giới sống - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bộ 10 bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Trắc nghiệm Bài 22: Phân loại thế giới sống
Câu 1: Trong nguyên tắc phân loại sinh vật không bao gồm bậc phân loại nào dưới đây?
A. Ngành B. Loài C. Ngành D. Vực
Đáp án: D
Vực không phải là một bậc phân loại theo nguyên tắc phân loại sinh vật.
Câu 2: Trình tự sắp xếp các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?
A. Chi à họ à bộ à loài à lớp à ngành à giới
B. Loài à chi à họ à bộ à lớp à ngành à giới
C. Ngành à lớp à chi à bộ à họ à loài à giới
D. Lớp à chi à ngành à họ à bộ à giới à loài
Đáp án: B
Trình tự sắp xếp các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Loài à chi à họ à bộ à lớp à ngành à giới
Câu 3: Tiêu chí nào dưới đây được sử dụng để phân loại sinh vật?
(1) Mức độ tổ chức cơ thể
(2) Mật độ cá thể của quần thể
(3) Tỉ lệ đực : cái
(4) Đặc điểm tế bào
(5) Môi trường sống
(6) Số lượng các cá thể trong độ tuổi sinh sản
(7) Kiểu dinh dưỡng
(8) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
A. (1), (2), (5), (7) C. (1), (4), (5), (7)
B. (3), (4), (6), (8) D. (2), (3), (6), (8)
Đáp án: C
Để phân loại các sinh vật trong tự nhiên, người ta sử dụng các tiêu chí là: mức độ tổ chức cơ thể, đặc điểm tế bào, môi trường sống và kiểu dinh dưỡng.
Câu 4: Tên khoa học của một loài được hiểu là:
A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Đáp án: A
Tên khoa học của một loài là cách gọi tên loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài. Ngoài ra có thể đi kèm với tên tác giả và năm công bố.
Câu 5: Cho các loài sau:
(1) Vi khuẩn lam (5) Thủy tức
(2) Tảo lục (6) Rong đuôi chồn
(3) Nấm mốc (7) Amip
(4) Sán lá gan (8) Trùng giày
Loài nào thuộc giới Nguyên sinh?
A. (1), (3), (5) C. (4), (5), (6)
B. (2), (4), (6) D. (2), (7), (8)
Đáp án: D
Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn đơn bào.
Trắc nghiệm Bài 24: Virus
Câu 1: Hình dưới mô phỏng hình dạng và cấu tạo của loại virus nào?
A. Virus Corona C. HIV
B. Thực khuẩn thể D. Virus khảm thuốc lá
Đáp án: D
Virus khảm thuốc lá có dạng hình xoắn.
Câu 2: Cho hình sau:
Chú thích (1) để chỉ thành phần cấu tạo nào của virus?
A. Nhân B. Phần lõi C. Vỏ protein D. Vỏ ngoài
Đáp án: B
Chú thích (1) để chỉ phần lõi chứa vật chất di truyền của virus.
Câu 3: Bệnh nào dưới đây không phải do virus gây nên?
A. Bệnh lao C. Bệnh đậu mùa
B. Bệnh dại D. Bệnh sốt xuất huyết
Đáp án: A
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên.
Câu 4: Tại sao virus cần kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Vì chúng có cấu tạo nhân sơ
B. Vì chúng có hình dạng không cố định
C. Vì chúng chưa có cấu tạo tế bào
D. Vì chúng có kích thước hiển vi
Đáp án: C
Virus chưa có cấu tạo tế bào khiến cho chúng không thể gia tăng số lượng nên chúng cần kí sinh nội bào bắt buộc để có thể tạo ra các cá thể mới nhờ cơ thể vật chủ.
Câu 5: Bệnh do virus gây ra không lây theo đường nào?
A. Đường máu C. Tiếp xúc trực tiếp
B. Đường không khí D. Đường tiêu hóa
Đáp án: D
Virus không lây qua đường tiêu hóa.