Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Mở đầu có đáp án - Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Mở đầu có đáp án - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bộ 3 bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Mở đầu và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Trắc nghiệm Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Câu 1. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người trong cuộc sống.
B. Hoạt động học tập của học sinh.
C. Hoạt động làm thí nghiệm điều chế chất mới.
D. Hoạt động thả diều của các em nhỏ.
Lời giải:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
A – Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
B – Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
C – Là hoạt động nghiên cứu khoa học
D - Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
Chọn đáp án C
Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Tìm hiểu sinh sản của loài tôm.
B. Nghiên cứu vacxin phòng bệnh.
C. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm.
D. Gặt lúa ở ngoài đồng.
Lời giải:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
A – Là hoạt động nghiên cứu khoa học
B – Là hoạt động nghiên cứu khoa học
C – Là hoạt động nghiên cứu khoa học
D - Không phải hoạt động nghiên cứu khoa học
Chọn đáp án D
Câu 3. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là …………
A. Nhà khoa học
B. Chuyên gia
C. Giáo sư
D. Người nghiên cứu
Lời giải:
Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là nhà khoa học
Chọn đáp án A
Câu 4. Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về những điều gì?
A. Tìm hiểu về thế giới và con người
B. Tìm hiểu về động vật và thực vật
C. Tìm hiều về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
D. Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.
Lời giải:
Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Chọn đáp án C
Câu 5. Câu nào sau đây phát biểu đúng về hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động học tập và làm việc.
B. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
C. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người ứng dụng những phát minh vào cuộc sống.
D. Cả A và B đúng.
Lời giải:
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
Chọn đáp án B
Trắc nghiệm Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Câu 1. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về động vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Vật lí.
B. Hoá học.
C. Sinh học.
D. Khoa học Trái Đất.
Lời giải:
Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về động vật thuộc lĩnh vực: Sinh học. Vì Sinh học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và môi trường.
Chọn đáp án C
Câu 2. Vật sống có những đặc điểm nào?
A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
B. Lớn lên
C. Vận động
D. Cả 3 đặc điểm trên
Lời giải: Vật sống có những đặc điểm: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
Chọn đáp án D
Câu 3. Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?
A. Con mèo
B. Cây cau
C. Chú chuột
D. Cái thang
Lời giải:
- Những vật là vật sống: con mèo, chú chuột, cây cau vì nó mang đặc điểm của vật sống.
- Vật không sống là cái thang vì nó không có khả năng: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
Chọn đáp án D
Câu 4. Vật nào sau đây được gọi là vật sống?
A. Xe máy
B. Cây hoa hồng
C. Người máy
D. Bình đựng nước
Lời giải:
Vật sống là cây hoa hồng vì nó có khả năng: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Vật không sống là xe máy, người máy và bình đựng nước vì nó không mang những đặc điểm của vật sống.
Chọn đáp án B
Câu 5. Ứng dụng mô hình trồng rau thủy canh liên quan đến lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Vật lí.
B. Hoá học.
C. Sinh học.
D. Khoa học Trái Đất.
Lời giải:
Ứng dụng mô hình trồng rau thủy canh liên quan đến vật sống thuộc lĩnh vực sinh học.
Chọn đáp án C