Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 3 (có đáp án): Oxygen và không khí - Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 3 (có đáp án): Oxygen và không khí - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bộ 2 bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 3: Oxygen và không khí và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Trắc nghiệm Bài 9: Oxygen
Câu 1: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
B. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Hướng dẫn:
Đáp án B
Câu 2: Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Ngửi mùi của hai khí đó.
B. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
C. Hòa tan hai khí vào nước.
D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Hướng dẫn:
Đáp án D
Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy, còn khí carbon dioxide không có tính chất này.
Do đó để phân biệt hai khí: Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?
A. Oxygen là chất khí.
B. Oxygen không màu, không mùi.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Nặng hơn không khí.
Hướng dẫn:
Đáp án C
Oxygen là khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.
Câu 4: Điều kiện phát sinh sự cháy là:
A. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. Phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.
D. Cả A và B.
Hướng dẫn:
Đáp án D
Điều kiện phát sinh sự cháy: Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy.
Câu 5: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là:
A. Phát sáng.
B. Cháy.
C. Tỏa nhiệt.
D. Sự oxi hóa xảy ra chậm.
Hướng dẫn:
Đáp án C
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Trắc nghiệm Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Carbon dioxide.
B. Hydrogen.
C. Nitrogen.
D. Oxygen.
Hướng dẫn:
Đáp án C
Khí nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích không khí.
Câu 2: Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Oxygen. B. Hydrogen.
C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.
Hướng dẫn:
Đáp án C
Khi Carbon dioxide có trong không khí là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.
Câu 3: Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây?
A. Carbon dioxide. B. Oxygen.
C. Chất bụi. D. Nitrogen.
Hướng dẫn:
Đáp án B
Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch làm tiêu hao oxygen chứ không sinh ra oxygen.
Câu 4: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí?
A. Nitrogen. B. Oxygen.
C. Sunfur dioxide D. Carbon dioxide.
Hướng dẫn:
Đáp án B
Oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?
A. Có mùi khó chịu.
B. Giảm tầm nhìn.
C. Sương mù giữa ban ngày,
D. Sương mai buổi sớm.
Hướng dẫn
Đáp án D
Các biểu hiện A, B, C đều là biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.