X

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Độ to của âm

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

- Âm nghe được càng to (nhỏ) khi biên độ âm càng lớn (nhỏ).

Ví dụ: Âm thoa ở hình b phát ra âm to hơn vì có biên độ âm lớn hơn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

2. Độ cao của âm

- Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (Hz).

- Tai người chỉ nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Khoảng sóng âm này được gọi là khoảng nghe được.

+ Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz được gọi là siêu âm.

+ Sóng âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz được gọi là hạ âm.

- Một số loài động vật có thể nghe được siêu âm hoặc hạ âm.

Ví dụ:

+ Chim bồ câu, tê giác Sumatra, … có thể nghe được hạ âm.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âmLý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

+ Dơi, cá voi, … có thể nghe được siêu âm.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âmLý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.

Ví dụ: Âm thoa ở hình a phát ra âm bổng hơn vì có tần số âm lớn hơn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác: