Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Đồ thị quãng đường – thời gian
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
2. Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian
Để tìm các đại lượng liên quan đến chuyển động từ một đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta thực hiện như sau:
a. Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s)
Ví dụ:
- Để tìm quãng đường s ca nô đi được sau thời gian t = 1,0 h kể từ lúc xuất phát, ta thực hiện như sau:
+ Bước (1): Chọn điểm ứng với t = 1,0 h trên trục Ot. Từ điểm t = 1,0 h, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B như hình vẽ.
+ Bước (2): Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt trục Os tại giá trị s = 30 km, đó là quãng đường ca nô đi được sau 1,0 h.
- Để xác định thời gian t khi biết trước quãng đường chuyển động s = 30 km của vật trên đồ thị, ta thực hiện như sau:
+ Bước (1): Chọn điểm ứng với s = 30 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B.
+ Bước (2): Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt trục Ot tại giá trị t = 1,0 h.
b. Tìm tốc độ v từ đồ thị
- Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng.
- Tính tốc độ của vật bằng công thức