X

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng ở động vật

1.1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật

- Nhu cầu sử dụng nước ở động vật là khác nhau tùy theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…

+ Ví dụ: Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu và dê chỉ cần khoảng 4 – 5 L/ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Nhu cầu nước khác nhau ở mỗi loài

- Đối với cơ thể người, nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi: trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2L nước mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưgiới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu nước theo độ tuổi ở người

1.2. Con đường trao đổi nước ở động vật

- Lượng nước được giữ ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể:

+ Lấy vào: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.

+ Sử dụng: Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.

+ Bài tiết: Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Con đường trao đổi nước ở người

2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

-Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

+ Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

+ Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

+ Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.

+ Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

+ Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.

+ Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.

+ Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

→ Thông qua hoạt động tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và cung cấp cho các cơ quan nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người

3. Quá trình vận chuyển các chất ở động vật

3.1. Hệ tuần hoàn ở người

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển máu:

+ Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải được vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết.

+ Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, vitamin, muối khoáng,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Hệ tuần hoàn ở người

3.2. Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người được thực hiện thông qua 2 vòng tuần hoàn:

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người

- Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người

- Nhu cầu dinh dưỡng ở động vật và người bao gồm nhu cầu về chất và nhu cầu về năng lượng để cung cấp cho các quá trình chuyển hóa cơ bản cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

- Nhu cầu dinh dưỡng ở người có thể thay đổi theo từng cá thể, từng giai đoạn phát triển, thậm chí là từng ngày,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng

- Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động cơ thể,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam/ngày

(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016)

- Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.

+ Ví dụ: Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán,… có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

+ Ví dụ: Chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

4.2. Vấn đề vệ sinh ăn uống

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị tẩm hóa chất, điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

- Nếu sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,…; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác: