Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Từ trường của Trái Đất
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất.
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
- Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
a. Cấu tạo của la bàn
La bàn thường gồm:
+ Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ.
+ Một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định.
+ Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.
b. Xác định hướng địa lí của một đối tượng
- Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.
- Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.
- Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
- Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.