Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Phân tử
Tất cả các chất đều gồm vô số các hạt rất nhỏ tạo thành. Những hạt này đại diện cho chất được gọi là hạt hợp thành của chất.
1. Khái niệm
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.
Ví dụ:
+ Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen.
+ Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.
2. Tính khối lượng phân tử
- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.
- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.
Ví dụ:
Khối lượng phân tử ammonia (NH3) bằng: 14 + 1 × 3 = 17 amu.
II. Đơn chất
- Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng. Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố.
- Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử. Ví dụ:
+ Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine.
+ Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen.
⇒ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
III. Hợp chất
- Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên. Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định.
Ví dụ:
+ Phân tử methane được cấu tạo nên từ 1 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen.
+ Phân tử sulfur dioxide được cấu tạo nên tử 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.