Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ấn độ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 17: Ấn độ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ấn độ
1. Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…
- Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….
2. Tình hình chính trị, xã hội
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ
+ Mua chuộc tầng lớp phong kiến bản xứ.
+ Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ.
- Hậu quả:
+ Đời sống nhân dân khổ cực
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng sâu sắc, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã nổ ra.
- Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ:
+ Tháng 5/1857, cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ, rồi nhanh chóng lan khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. Năm 1859, quân đội Anh dập tắt cuộc khởi nghĩa.
+ Từ 1875 - 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra.
+ Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại). Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà.
+ Đầu thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, những cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục bùng nổ, điển hình là: cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (1908),….