Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 18: Đông Nam Á sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á
1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX
* Nguyên nhân: sự xâm lược và đô hộ của các nước phương Tây đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền dân tộc và đẩy nhân dân nhiều nước Đông Nam Á lâm vào tình cảnh khổ cực.
* Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:
- Ở In-đô-nê-xi-a
+ 1873 - 1903, Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê (Aceh).
+ 1890 - 1907, khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.
- Ở Phi-líp-pin
+ Từ 1892 - 1896, cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-líp-pin do Hô-xê Ri-xan thành lập
+ Từ 1896 - 1897, diễn ra cuộc khởi nghĩa do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo theo xu hướng bạo động.
- Ở Việt Nam
+ Từ 1885 - 1896, phong trào Cần vương
+ Từ 1884 - 1913, khởi nghĩa Yên Thế
Một số thủ lĩnh nông dân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Việt Nam
- Ở Cam-pu-chia
+ Từ 1864 - 1865, Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại lực lượng phong kiến đầu hàng và thực dân Pháp.
+ Năm 1876, Hoàng thân Si-vô-tha lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc
+ Từ 1885 - 1886, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.
* Kết quả: các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại.
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội:
+ Đấu tranh vũ trang tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 - 1903), Ong Kẹo (1901 - 1937) ở Lào,....
+ Tầng lớp tư sản dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
+ Tầng lớp tri thức và công nhân ở nhiều nước Đông Nam Á cũng tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều tổ chức yêu nước đã được lập ra, như: Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905); Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914),…