Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.
Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
1. Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á
* Nguyên nhân:
+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,…
+ Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển; giàu hương liệu, nguyên liệu và nhân công,…
+ Mặt khác, từ nửa sau thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á đã bắt đầu bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng.
=> Các nước Đông Nam Á nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây.
* Quá trình xâm nhập, xâm lược:
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:
+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);
+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)
+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.
+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin.
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
a) Tình hình chính trị
- Chính sách cai trị:
+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)
+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.
+ Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương.
- Tác động:
+ Triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.
+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
b) Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị:
+ Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt"
+ Chú trọng phát triển các ngành: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,…
+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải nhằm phục vụ cho các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
- Tác động:
+ Tài nguyên suy giảm, nhân công bị bóc lột nặng nề; nền kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành, các địa phương,…
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào các nước Đông Nam Á đưa đến một số chuyển biến tích cực.
c) Tình hình xã hội, văn hóa:
- Chính sách cai trị:
+ Kì thị chủng tộc, tôn giáo; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc,…
+ Áp đặt chính sách văn hóa mang đậm tính “ngu dân”
- Tác động:
+ Về xã hội: giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng xã hội mới; mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân dâng cao.
+ Về văn hóa: văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.
3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
- Mục đích: chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại nền độc lập
- Thời điểm và hình thức đấu tranh không giống nhau giữa các nước.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XVII)
+ Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XIX)
+ Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)
+ Các cuộc đấu tranh chống Anh của nhân dân Mi-an-ma (1824 - 1885).
- Kết quả: thất bại, bị thực dân phương Tây đàn áp.