Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Cu(NO3)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Tạo kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan.
Bạn có biết
- Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Cu(NO3)2. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch màu xanh trở thành không màu
B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan ra
C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh sau đó không tan
D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan ra.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Vì cho NH3 vào dung dịch Cu(NO3)2 tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh, NH3 dư nên Cu(OH)2 + NH3 tạo phức.
Ví dụ 2: Cho từ từ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch chứa các muối Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3, Ni(NO3)2, AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khôi lượng không đổi thu được hỗn hợp các oxit là
A. Ag2O, Fe2O3, Al2O3
B. Fe2O3, Al2O3
C. Ag, NiO, Fe2O3, Al2O3
D. Ag, Fe2O3
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Khi cho NH3 vào các dung dịch muối đó thì tạo các kết tủa lần lượt là Zn(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3, Ni(OH)2, AgOH.
NH3 dư tạo phức được với Zn(OH)2, Ni(OH)2 và AgOH nên còn lại kết tủa là Fe(OH)2 và Al(OH)3. Nung trong không khí thì được 2 chất rắn là Fe2O3 và Al2O3.
Ví dụ 3: Cho từ từ 100 ml dung dịch NH3 1M vào 300 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,96g B. 3,92g
C. 2,94g D. 0,98g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
2NH3 + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 + NH4NO3
0,06.......0,03...............0,03
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
0,01..........0,04
⇒ m↓ = 0,02. 98 = 1,96g