6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3
Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
- Cho kali tác dụng với dung dịch muối crom(III)sunfat
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kali tan dần trong dung dịch muối crom (III) sunfat, có kết tủa màu lục xám tạo thành và có khí thoát ra.
Bạn có biết
Các hợp chất của Cr3+ phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo thành kết tủa và kết tủa sẽ tan trong kiểm dư.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi cho kim loại K dư vào dung dịch Cr2(SO4)3 thì sẽ xảy ra hiện tượng
A. ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa lục xám.
C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa lục xám, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. chỉ có sủi bọt khí.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3
2Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]
Ví dụ 2: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrCl3; Al; Al(OH)3
B. Zn; Al; NaCl
C. Cr2O3; AlCl3; Al2O3
D. CrCl3; BaCl2; CuSO4
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Các hợp chất của Al3+ và Cr3+ có tính lưỡng tính
Ví dụ 3: Khi cho K tác dụng với crom(III)sunfat thu được kết tủa X. Cho kết tủa X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z. Cho HCl tác dụng với dung dịch Z thu được kết tủa là:
A. Crom(II)oxit B. Crom(III)oxit
C. Crom(II)hidroxit D. Crom(III)hidroxit
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3
2Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]
K[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3 + KCl + H2O