Trang và Hùng đã quan sát và ghi lại một số loại rác thải mà hai bạn gặp ở trên đường


Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài tập ôn tập cuối năm

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 22 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Toán 6.

Bài 22 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trang và Hùng đã quan sát và ghi lại một số loại rác thải mà hai bạn gặp ở trên đường đi học gồm:

Quả táo, túi nylon (ni lông), vỏ bao thuốc lá, cốc thủy tinh, vỏ trứng, lá cây, thức ăn thừa, chai nhựa, đồ gốm sứ, bã trà, hộp giấy.

a) Hãy giúp Trang và Hùng phân loại các loại rác thải trên theo gợi ý sau:

Trang và Hùng đã quan sát và ghi lại một số loại rác thải

b) Lập bảng thống kê cho biết số lượng mỗi loại rác thải từ bảng trên.

c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê thu được ở câu b.

Lời giải:

  1. Phân loại các loại rác thải trên vào 3 loại như sau:

- Loại rác dễ phân hủy: thức ăn thừa, quả táo, lá cây, bã trà, vỏ trứng;

- Loại rác tái chế: hộp giấy, vỏ bao thuốc lá, chai nhựa;

- Loại rác khó phân hủy: túi nylon, cốc thủy tinh, đồ gốm sứ.

Vậy ta có bảng phân loại sau:

Rác dễ phân hủy

Rác tái chế

Rác khó phân hủy

Thức ăn thừa, quả táo, lá cây, bã trà, vỏ trứng

Hộp giấy, vỏ bao thuốc lá, chai nhựa

Túi nylon, cốc thủy tinh, đồ gốm sứ

b) Số lượng mỗi loại rác thải trong bảng (câu a) ta có: rác thải dễ phân hủy là 5, rác tái chế là 3 và rác khó phân hủy là 3.

Từ đó ta có bảng thống kê số lượng mỗi loại rác thải như sau:

Loại rác

Rác dễ phân hủy

Rác tái chế

Rác khó phân hủy

Số lượng

5

3

3

c) Các bước vẽ biểu đồ cột:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.

- Trục ngang ghi danh sách các loại rác thải: rác thải dễ phân hủy, rác tái chế và rác thải khó phân hủy.

- Trục dọc: căn cứ vào giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, ta chia các khoảng cách đều nhau và đều bằng 1.

Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật:

- Cách đều nhau;

- Có cùng chiều rộng;

- Có chiều cao thể hiện số lượng của các loại rác thải, tương ứng với khoảng chia  trên trục dọc.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.

- Ghi tên biểu đồ: Biểu đồ phân loại rác thải.

- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột:

+ Trục ngang: loại rác;

+ Trục dọc: số lượng các loại rác.

* Ta có biểu đồ số lượng mỗi loại rác thải như sau:

Trang và Hùng đã quan sát và ghi lại một số loại rác thải

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: