Em hãy vẽ các hình sau: Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm


Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài tập ôn tập cuối năm

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 8 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Toán 6.

Bài 8 trang 93 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Em hãy vẽ các hình sau:

a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm;

b) Hình vuông có cạnh dài 3 cm;

c) Hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 3 cm;

d) Hình bình hành có một cạnh dài 3 cm, một cạnh dài 5 cm.

Lời giải:

a) Tam giác đều có cạnh dài 4 cm, tức là ba cạnh của tam giác đều bằng 4 cm. Gọi tam giác đều cần vẽ là tam giác ABC.

* Cách vẽ hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.

- Dùng compa vẽ hai đường tròn (A; 4cm) và (B; 4cm).

- Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm C. 

Nối A với C, B với C. Ta được tam giác cần vẽ là tam giác đều có độ dài một cạnh bằng 4 cm.

* Ta có hình vẽ:

Em hãy vẽ các hình sau: a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm

b) Gọi hình vuông cần vẽ là hình vuông ABCD.

* Cách vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.

- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 3 cm.

- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3 cm.

- Nối C với D ta được hình vuông ABCD cạnh bằng 3 cm.

* Ta có hình vẽ:

Em hãy vẽ các hình sau: a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm

c) Gọi hình chữ nhật cần vẽ là hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = CD = 5 cm, AD = BC = 3 cm.

* Cách vẽ hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 3 cm:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.

- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm.

- Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.

- Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.

* Ta có hình vẽ:

Em hãy vẽ các hình sau: a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm

d) Gọi hình bình hành cần vẽ là hình bình hành ABCD có cạnh độ dài cạnh AB = CD = 5 cm (là cạnh đáy) và AD = BC = 3 cm (là cạnh bên).

* Cách vẽ hình bình hành có một cạnh dài 3 cm, một cạnh dài 5 cm:

- Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.

- Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.

- Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. 

Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.

* Ta có hình vẽ:

Em hãy vẽ các hình sau: a) Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: