Cho đường tròn (O; R). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R), kẻ các tiếp tuyến


Cho đường tròn (O; R). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R), kẻ các tiếp tuyến MA và MB với đường tròn đó (A, B là các tiếp điểm) sao cho

Giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 8 - Cánh diều

Bài 32 trang 93 SBT Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O; R). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R), kẻ các tiếp tuyến MA và MB với đường tròn đó (A, B là các tiếp điểm) sao cho MA=R3.

a) Xác định tâm và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác MAB.

b) Tính chu vi tam giác MAB.

c) Vẽ đường thẳng d đi qua M cắt đường tròn (O) tại hai điểm P, Q. Xác định vị trí của đường thẳng d sao cho MQ + MP đạt giá trị nhỏ nhất.

Lời giải:

Cho đường tròn (O; R). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R), kẻ các tiếp tuyến

a) ⦁ Ta có MA, MB là các tiếp tuyến của đường tròn (O) lần lượt tại A và B nên MA ⊥ OA, MB ⊥ OB.

Xét ∆OAM vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

OM2=MA2+OA2=R32+R2=4R2

Suy ra OM = 2R.

Gọi I là giao điểm của (O) với tia OM, ta có OI = R nên IM = OM – OI = 2R – R = R.

Do đó, IM = IO = R nên I là trung điểm của OM.

Do ∆OAM vuông tại A nên trung điểm I của cạnh huyền OM là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆OAM.

Do ∆OBM vuông tại B nên trung điểm I của cạnh huyền OM là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆OBM.

Do đó bốn điểm A, M, B, O cùng nằm trên đường tròn (I) đường kính OM.

Vậy I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMB. (1)

⦁ Xét ∆OAM vuông tại A, ta có: sinAMO^=OAOM=12

Suy ra AMO^=30°.

Do MA, MB là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại M nên MA = MB và MO là tia phân giác của góc AMB, suy ra AMB^=2AMO^=230°=60°.

Vì vậy tam giác AMB là tam giác đều có MA=MB=AB=R3 (2)

Từ (1), (2) suy ra đường tròn nội tiếp tam giác đều MAB cạnh R3 có tâm là I và bán kính là R336=R2.

b) Do tam giác MAB đều cạnh R3 nên chu vi tam giác MAB bằng 3R3.

c) Ta có MBO^=MBP^+PBO^=90° suy ra MBP^=90°PBO^. (3)

Do ∆OBP cân tại O (do OB = OP) nên ta có:

                       PBO^=BPO^=180°BOP^2=90°12BOP^.

Xét đường tròn (O) có BQP^,  BOP^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung BP nên BQP^=12BOP^.

Do đó PBO^=90°BQP^. Hay BQP^=90°PBO^. (4)

Từ (3) và (4) suy ra MBP^=BQP^.

Xét ∆MPB và ∆MBQ có:

MBP^=MQB^, BMQ^ là góc chung

Do đó ∆MPB ᔕ ∆MBQ (g.g).

Suy ra MBMQ=MPMB hay MPMQ=MB2=R32=3R2.

Lại có (MQ – MP)2 ≥ 0 hay (MQ + MP)2 ≥ 4MQ.MP

Suy ra (MQ + MP)2 ≥ 4.3R2 = 12R2

Do đó MQ+MP12R2=2R3 (dấu “=” xảy ra khi MQ = MP).

Vậy MQ + MP đạt giá trị nhỏ nhất bằng 2R3, khi đó MP = MQ hay đường thẳng d đi qua M và A hoặc d đi qua M và B.

Lời giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 8 hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: