Cho tam giác nhọn ABC ( góc B > góc C ), phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp


Cho tam giác nhọn ABC phân giác AM. Gọi O, O, O lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:

Giải SBT Toán 9 Bài 1: Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác - Cánh diều

Bài 6 trang 85 SBT Toán 9 Tập 2: Cho tam giác nhọn ABC B^>C^, phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AMB, AMC. Chứng minh rằng:

a) OO1, OO2, O1O2 lần lượt là các đường trung trực của AB, AC, AM;

b) Tam giác OO1O2 cân.

Lời giải:

Cho tam giác nhọn ABC ( góc B > góc C ), phân giác AM. Gọi O, O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp

a) Do O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên OA = OB; O1 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMB nên O1A = O1B.

Suy ra OO1 là đường trung trực của AB.

Tương tự OO2, O1O2 lần lượt là đường trung trực của AC, AM.

b) Gọi P, Q, R lần lượt là trung điểm của AC, AM, AB; N là giao điểm của QO2 và AC.

Khi đó O1Q ⊥ AM, O1R ⊥ AB nên AQO1^=ARO1^=90°

Tam giác AQO1 vuông tại Q nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Tam giác ARO1 vuông tại R nên nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Do đó tứ giác AQO1R nội tiếp đường tròn đường kính AO1.

Suy ra RAQ^+RO1Q^=180° (tổng hai góc đối nhau của tứ giác nội tiếp bằng 180°).

Nên RAQ^=180°RO1Q^.

Mà RO1Q^+QO1O^=180° (hai góc kề bù) suy ra QO1O^=180°RO1Q^.

Do đó QO1O^=RAQ^  =180°RO1Q^ (1)

Mặt khác, O2NP^=ANQ^ (đối đỉnh) nên 90°O2NP^=90°ANQ^.

Hay NO2P^=QAN^. (2)

Do AM là phân giác của BAC^ nên BAM^=MAC^ hay RAQ^=QAN^. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra QO1O^=NO2P^ hay O2O1O^=O1O2O^.

Do đó, tam giác OO1O2 cân tại O.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 1: Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: