Soạn bài Bản sắc là hành trang - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Bản sắc là hành trang Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Bản sắc là hành trang
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:
- Hệ thống luận điểm của bài viết:
- Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:
- Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Bản sắc là hành trang” đề cập đến mối quan hệ giữa bản sắc văn hoá và sự hội nhập toàn cầu, qua đó nhắc nhở chúng ta cần biết vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại vừa gìn giữ, phát huy bản sắc của dân tộc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Tỉ lệ con số 80 triệu người với 6000 triệu người chênh lệch nhiều, cho thấy sự khó nhận biết bản sắc của cá nhân trong tập thể, từ đó đặt ra vấn đề: làm thế nào để không bị hoà lẫn về bản sắc dân tộc với thế giới.
Câu 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Câu khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.
- Những câu còn lại có tác dụng làm dẫn chứng cho luận điểm khái quát.
Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để làm nổi bật sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại.
+ Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại, toàn cầu hoá
+ Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống
=> Từ đó đặt ra vấn đề: cần phải cân bằng, hạn chế xung đột giữa truyền thống và hiện đại.
Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhấn mạnh vai trò của bản sắc văn hoá
+ Là một lợi thế cạnh tranh
+ Bổ sung giá trị cho các hàng hoá và dịch vụ
Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Chúng ta cần vừa tiếp thu tinh hoa của nhân loại, vừa giữ gìn bản sắc của dân tộc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhan đề “Bản sắc là hành trang” cho thấy việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong hành trang cuộc đời mỗi người.
- Vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là: vai trò của việc gìn giữ bản sắc
- Trong bối cạnh hội nhập văn hoá như hiện nay, việc gìn giữ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc càng trở nên cần thiết. Nó thể hiện lòng tự tôn của mỗi dân tộc.
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Phần 1 |
M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà nhập mà không hoà tan)? |
Phần 2 |
Bản sắc và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập |
Phần 3 |
Tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc |
Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam
+ Tiếng Việt
+ Thành tựu văn hoá: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật,...
- Bổ sung
+ Di tích lịch sử
+ Truyền thống văn hoá, làng nghề
+ Phong tục tập quán
+ Kiến trúc
Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
-Mối quan hệ: Cái chung nhiều thêm lên thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi
=> Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô-liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau, mà ngược lại vẫn có thể tạo điều kiện và bảo tồn cho nhau.
=> Có thể cân bằng giữa hiện đại và truyền thống, cái chung và cái riêng.
Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Tác giả có thái độ khách quan đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá. Tác giả cho rằng việc hội nhập toàn cầu hoá và giữ gìn bản sắc có thể thực hiện cân bằng, song song mà không hề xung đột lẫn nhau.
- Câu văn thể hiện
+ Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô-liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện và bảo tồn cây ô-liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt.
Câu 6 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
“Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta”. Quả đúng là như vậy! Mỗi con người được sinh ra là một cá thể độc lập, chúng ta không phải là những cỗ máy được sản xuất hàng loạt. Vì vậy, việc chứng tỏ vè thể hiện giá trị, bản sắc riêng giúp chúng ta khẳng định mình, được mọi người tôn trọng. Đó không chỉ là phương châm mà còn là bản năng vì đánh mất đi bản sắc cũng chính là đánh mất chính mình. Qua đó, tác giả nhắc nhở bạn đọc cần biết gìn giữ bản sắc cá nhân cũng như bản sắc văn hoá dân tộc, hài hoà trong mối quan hệ với tập thể, xã hội. Đối với dân tộc Việt Nam ta, bản sắc chính là cái làm nên lòng tự tôn của một dân tộc có hàng ngàn năm tuổi.