Soạn bài Đất nước - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đất nước Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Đất nước
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,...trong bài thơ.
- Đặc sắc trong bài thơ “Đất nước”
+ Hình ảnh: mùa thu, gió, cốm, phố dài, núi đồi, rừng tre, trời thu, trời xanh, cánh đồng, dòng sông, ...
+ Từ ngữ: xao xác, thiết tha, bát ngát, chảy máu, nung nấu,...
+ Biện pháp tu từ: nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
=> Bài thơ thêm sinh động, bày tỏ được những tư tưởng tình cảm của tác giả
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu quê hương đất nước
- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của đất nước, dân tộc qua những năm tháng lịch sử
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài thơ thể hiện những cảm xúc suy tư sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước vừa gần gũi, thiêng liêng vừa vĩ đại anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng kiên cường, anh dũng và chiến thắng vẻ vang.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhân vật trữ tình hiện lên qua từ “tôi”
- Khung cảnh “người ra đi” mang vẻ thơ mộng, trữ tình mà đượm buồn: con phố dài xao xác hơi may, sau lưng “người ra đi” là ánh nắng hoà cùng lá vàng rơi
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Độ dài các dòng thơ khác nhau
- Phép điệp: là của chúng ta
- Phép liệt kê: trời xanh, núi rừng, những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông
- Hiệp vần: khác rồi – núi đồi, pháp phới – áo mới; thiết tha – chúng ta; thơm mát – bát ngát; phù sa – chúng ta; khuất – đất
- Giọng điệu: thiết tha, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc: Tự hào, hạnh phúc khi đất nước giành được chiến thắng
- Bức tranh “mùa thu nay” tươi mới và tràn đầy sức sống, không có sự xuất hiện của lá vàng rơi mà thay vào đó là tiếng gió âm vang trong rừng tre, bầu trời xanh biếc tiếng nói cười.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Đất nước trong chiến tranh đã trải qua một thời kì gian nan, vất vả, cực nhọc. Biết bao người đã hi sinh “những cánh đồng quê chảy máu” nhưng tinh thần chiến đấu của dân tộc không bao giờ bỏ cuộc “những đêm dài hành quân nung nấu”.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Đất nước đau thương, căm hờn: khổ 5,6
- Đất nước quật cường, anh dũng: khổ 7,8,9,10
Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Thời gian sáng tác từ năm 1948 – 1955: theo suốt cuộc hành trình cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam ta.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Bài thơ “Đất nước” có thể được chia thành 3 phần:
+ Phần 1: (từ đầu ... sau lưng thềm nắng lá rơi đầy): Những cảm xúc về mùa thu xưa
+ Phần 2: (tiếp ... Những buổi ngày xưa vọng nói về): Cảm xúc về đất nước, con người trong mùa thu nay
+ Phần 3: (còn lại): Đất nước đau thương, căm hờn và quật cường, anh dũng.
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng phần: từ luyến tiếc, ngậm ngùi đến vui sướng, tự hào rồi căm hờn, quyết tâm mạnh mẽ
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết
Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên mang vẻ đượm buồn, trầm mặc
- Hình ảnh ấn tượng: “Người ra đi đầu không ngoảng lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Vì câu thơ đã gợi ra hình ảnh Người lính bỏ lại sau lưng một Hà Nội thơ mộng, lãng mạn mà trầm mặc, buồn bã, quyết tâm ra đi vì sự nghiệp kháng chiến, phụng sự Tổ quốc với một ý chí kiên định.
Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Cảm xúc nhân vật trữ tình trong khổ 3 là niềm hân hoan, vui sướng, tự hào. Tác giả tự hào trước cảnh trời đất đổi thay, từ một dân tộc nô lệ được đứng lên làm chủ cuộc sống của mình. Tác giả đã liệt kê một loạt những danh từ chỉ cảnh vật của đất nước kết hợp với điệp từ “của chúng ta” nhằm khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- So sánh “mùa thu xưa” (2 khổ đầu) và “mùa thu nay” (khổ 3)
+ Khổ 1, 2: mùa thu của quá khứ hoài niệm, khi dân tộc ta còn chịu nhiều đau thương, mất tự do
+ Khổ 3: mùa thu của Cách mạng, của độc lập, tự do
Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Đất nước đau thương trong chiến tranh
+ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
+ “Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta”
+ “Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da”
=> Tác giả đã sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi “chảy máu”, “đâm nát”, “chan nước mắt”, “giằng khỏi miệng”, “đè cổ lột da” nhằm nhấn mạnh tội ác của giặc đối với dân ta cũng như những đau thương mà người dân phải chịu đựng.
Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Hình ảnh đất nước trong khổ thơ cuối là một đất nước kiên cường, mạnh mẽ. Dù “súng nổ rung trời” nhưng người dân vẫn đứng lên “như nước vỡ bờ” để chiến đấu với một tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường. Đặc biệt hình ảnh “rũ bùn đứng dậy sáng loà” đã chứng minh dù đau thương, dù đứng lên từ bùn đất nhưng đất nước vẫn luôn toả sáng, luôn mạnh mẽ, anh dũng. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin tưởng, tự hào về đất nước, về tương lai tươi sáng của dân tộc.
Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Trong khổ 1, tác giả xưng “tôi” như một cách bày tỏ nỗi buồn thương, luyến tiếc của cá nhân trước cảnh “mùa thu xưa”. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, bâng khuâng, rung động trước vẻ đẹp của đất trời.
- Trong những khổ tiếp theo, tác giả xưng “ta” như một lời khẳng định đầy tự hào về thắng lợi của dân tộc. Cái tôi cá nhân đã hoà nhập cùng cái ta chung của cộng đồng. Những cảm xúc đó không chỉ của một mình tác giả mà còn đại diện cho biết bao con người Việt Nam.
Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
“Nước chúng ta nước
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Đúng vậy! Việt Nam ta là một đất nước quật cùng, mạnh mẽ, không bao giờ bị khuất phục. Bao thế hệ cha anh ngã xuống nhưng họ đã gieo mầm tương lai cho dân tộc. Tiếng “rì rầm trong đất” phải chăng chính là lời nhắc nhở của các anh linh đối với thế hệ sau về ý thức trách nhiệm, tinh thần cống hiến cho đất nước. Sự ra đi của họ đã đem lại ánh sáng tự do cho đất nước, để chúng ta bây giờ có thể nghe “những buổi ngày xưa vọng nói về”.