X

Soạn văn 10 Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54, 55 Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. Chêm xen: phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh

- Tác dụng: bổ sung ý nghĩa

b. Chêm xen: rất có thể là ngày hôm nay

- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ

- Tác dụng: bổ sung ý nghĩa thông tin về người Hà Nội

b. một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật

=> Tác dụng: bổ sung thông tin ý nghĩa về “ông và dì”

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

a. Biện pháp chêm xen giúp người đọc hiểu rõ được nội tâm, cảm xúc của người con gái khi bộc lộ tình cảm một cách kín đáo nhưng người con trai không nhận ra

b. Biện pháp chêm xen giúp bổ sung ý nghĩa và nhấn mạnh nỗi sợ của Chí Phèo khi nghĩ về tương lai.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):

“Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trước giặc Minh xâm lược. Bằng giọng văn hào hùng, mạnh mẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt, tuyên bố chiến thắng của ta trước kẻ thù và thể hiện niềm tin về một tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Giọng điệu cùng cách lập luận chặt chẽ và những tình cảm sâu đậm được Nguyễn Trãi gửi gắm qua bài cáo đã tạo nên sức thuyết phục, ảnh hưởng mạnh mẽ của một “áng thiên cổ hùng văn” – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

- Thành phần chêm xen: bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc

=> Bổ sung thông tin ý nghĩa về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: