X

Soạn văn 10 Cánh diều

Soạn bài Câu cá mùa thu - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Câu cá mùa thu

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Một số thông tin về Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

– Ông đỗ đầu cả ba kì thi Hương, Hội, Đình nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

– Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

– Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

– Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

– Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam, một không gian thu trong trẻo, thanh sạch và bình yên với những hình ảnh, đường nét sinh động. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự. Đó là một con ngư­ời có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy t­ư.

Soạn bài Câu cá mùa thu | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Gieo vần “eo”

- Từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng

- Từ chỉ màu sắc: lá vàng, xanh ngắt

- Âm thanh: đưa vèo, đớp

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Trạng thái tĩnh

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

- Trạng thái động:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả.

- Bố cục

+ 6 câu đầu: Cảnh thu

+ 2 câu cuối: Tình thu

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu - mặt ao - bầu trời - ngõ trúc rồi lại trở về ao thu - thuyền câu).
- Không gian mùa thu:

+ Các hình ảnh: ao thu, thuyền cao, lá vàng, trời xanh, tầng mây, ngõ trúc, bèo

+ Màu sắc: lá vàng, trời xanh ngắt

=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ hiện ra với vẻ thanh sơ, giản dị, trong lành, mát mẻ

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Không gian bài thơ vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, thoáng đãng nhưng lại gợi ra sự cô đơn.

- Đó cũng chính là hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi về quê ở ẩn. Mọi thứ đều phảng phất nỗi buồn, sự trống trải, từ cái lạnh lẽo của ao thu, cái bé tẻo teo của chiếc thuyền, cái lơ lửng của tầng mây hay cái vắng teo của con người. Có lẽ chính Nguyễn Khuyến cũng đang cảm thấy lạc lõng, cô đơn, trơ trọi giữa những biến động của thời cuộc nên chọn cách sống ẩn dật.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thiên nhiên, cuộc đời. Thế nhưng, câu cá chỉ là một cái cơ để nhà thơ có thể bộc bạch nỗi băn khoăn, trăn trở của bản thân trước tình cảnh đất nước bị xâm lược và đang có những biến động. Qua bài thơ, ta thấy một tấm lòng thiết tha thiên nhiên, cuộc sống, một tình yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Điểm giống: đều tả cảnh thu, tình thu

Thu điếu

Thu ẩm

Thu vịnh

Trời thu

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Gió thu

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước thu

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Sóng biếc trông như tầng khói phủ

Tình thu

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

- Điểm khác: điểm nhìn của nhân vật trữ tình

Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Qua “Thu điếu”, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh mùa thu thanh sơ, giản dị, mang đậm phong vị thu của Bắc bộ. Không gian mở ra với các hình ảnh “ao thu”, “chiếc thuyền câu”, “lá vàng rơi”, “tầng mây lơ lửng”, “bầu trời xanh ngắt”, những khóm trúc,... Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Tất cả hài hoà kết hợp tạo nên một bức tranh thu thơ mộng, trong trẻo, thanh khiết.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: