Soạn bài Thần trụ trời - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thần trụ trời Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Thần trụ trời
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Một số truyện, phim ảnh về truyện thần thoại
- Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...
- Phim: Cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), Đông phương thần Oa (Trung Quốc), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam),....
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Thần trụ trời” đã lý giải tại sao trời đất phân làm hai, giải thích về sự tích về Cột chống trời ở núi Thạch Môn (Sơn Tây) và bài hát lưu truyền trong dân gian.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thành bước một bước cứ như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:
+ Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.
+ Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.
=> Sự kiện thần phá cột đi, sau người hạ giới gọi nó là cột chống trời (kinh thiên trụ) có liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời.
Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:
- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.
- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.
- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.
- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.
- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
- Truyện thần trụ trời nhằm giải thích hiện tượng trời đất phân làm đôi, sự xuất hiện của hòn núi, hòn đảo, cồn đồi, cao nguyên, biển cả.
- So sánh với truyền thuyết
+ Giống: đều có những yếu tố tưởng tượng kì ảo
+ Khác
Truyền thuyết: gắn liền với một phần sự thật lịch sử
Thần thoại: gắn liền với các hiện tượng tự nhiên
Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
7 ông thần: ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời.
Theo tưởng tượng của em, có thể còn ông tạo mây, ông thần gió, ông thần mưa,...