X

Soạn văn 10 Cánh diều

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Mắc mưu Thị Hến Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 68, 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Mưu kế của Thị Hến là phơi bày bộ mặt xấu xa của Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trì

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Văn bản “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” nói về sự việc cả ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều mắc mưu Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn cả ba tới nhà. Từng người đến và phải đi trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra.

Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trì tới, nói ngoài cửa, lổm cổm bò ra.

Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.

Huyện Trìa: hạ.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Ngạc nhiên, hoảng loạn tìm chỗ trốn

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Mời Đề Hầu vào nhà và tìm cách dụ hắn mắc mưu

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Lo sợ, hoảng loạn

Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Ngạc nhiên, e sợ

Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Từ gầm giường bò ra

Câu 7 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Lồm cồm bò ra

Câu 8 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Xấu hổ, nhục nhã

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Không gian: nhà Thị Hến

- Thời gian: trời tăm tối

- Tóm tắt

Ba người Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghêu đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Tình huống: cả 3 người cùng mong muốn có được Thị Hến rồi khi có người khác đến phải vội vàng trốn

- Ngôn ngữ: gần gũi, giàu khẩu ngữ

- Hành động: Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu trốn

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra, Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trì tới, nói ngoài cửa, lổm cổm bò ra., Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản, Huyện Trìa hạ,...

=> Tác dụng: tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn, người đọc có thể tưởng tượng được hành động của nhân vật sau mỗi lời nói, từ đó tạo ra tiếng cười cho tác phẩm

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Tác giả dân gian thể hiện thái độ phê phán thói hư, tật xấu hèn nhát, tham lam, dục vọng của một tầng lớp cường hào ác bá trong xã hội bấy giờ, đồng thời ngợi ca tài trí và sắc đẹp của người con gái Thị Hến.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Em ấn tượng nhất với chi tiết Nghêu từ gầm giường bò ra và Đề Hầu lồm cồm bò ra

=> Lột tả chính xác sự hèn nhát, nhục nhã của những kẻ ham mê dục sắc, phê phán thói tham lam, lười nhát, đê hèn của một bộ phận cường hào thời bấy giờ.

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

- Tiếng cười ở đoạn trích còn ý nghĩa với cuộc sống ngày nay. Bởi nó khiến chúng ta suy ngẫm về sự công bằng trong xã hội, sự chủ động của người phụ nữ trong tìm kiếm hạnh phúc và sự suy đồi của một lớp người.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: