X

Soạn văn 10 Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 51 - Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Ngữ Văn 10 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 51

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a1. Nhấn mạnh ngày phụ nữ của quốc tế.

a2. Nhấn mạnh ngày Quốc tế của phụ nữ.

b1. Nhấn mạnh địa điểm Trung Quốc có nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng.

b2. Nhấn mạnh sự nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ.

c1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".

c2. Nhấn mạnh tác giả.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a. quyết liệt đấu tranh => đấu tranh quyết liệt

b. chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng => chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến

c. phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu => các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu phải thanh toán hết,

d. úp cái nón lên mặt, nằm xuống => nằm xuống, úp cái nón lên mặt

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

a. Đảo ngữ “Trơ” lên đầu câu => nhấn mạnh cảm giác cô đơn, trơ trọi và trơ lì của người phụ nữ trước những biến động của cuộc đời.

b. Đảo ngữ “lom khom, lác đác” lên đầu câu => nhấn mạnh dáng vẻ tiều tuỵ, nghèo khổ, lam lũ của con người và không gian tiêu điều, hoang sợ, trống vắng nơi Đèo Ngang.

c. Đảo ngữ “Lao xao, dắng dỏi” lên đầu câu => nhấn mạnh âm thanh của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đồng thời cũng là tiếng lòng của Nguyễn Trãi trước thời cuộc.

d. Đảo ngữ “Lặn lội, eo sèo” lên đầu câu => nhấn mạnh số phận vất vả, cực nhọc, gian truân của bà Tú

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật mà còn là tâm trạng cô đơn, nỗi buồn u uất, sự trống vắng trong tâm hồn nhà thơ. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là lúc Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: