Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 72 - 73 - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 72 - 73 - Cánh diều
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 72 - 73 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.
1. Văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó (VD: Không nên chặt phá rừng bừa bãi, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,...)
- Để thuyết phục được người nói, người nghe, người viết phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mìn, sau đó dùng các lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ ý kiến đó.
- Nghị luận văn học là nghị luận về các vấn đề văn học.
2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
- Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được xả rác ra môi trường”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
- Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Nguyên nhân do đâu? (VD: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Vì sao Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của nhân dân lao động?)
- Bằng chứng: Thường là hiện thực, số liệu cụ thể nhằm minh họa sáng tỏ cho lí lẽ.
3. Thành ngữ:
- Là những cụm từ cố định quan dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh (VD: Một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất,...). Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.
4. Dấu chấm phẩy.
- Có nhiều công dụng
- Nhưng trong bài học này chỉ đề cập đến công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hoà: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy” (Ngạn ngữ phương Đông)