X

Soạn Văn lớp 6 - Cánh diều

Soạn văn lớp 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất


Soạn văn lớp 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều

Với các bài soạn văn lớp 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 ngắn nhất bộ sách Cánh diều mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn văn lớp 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều

Yêu cầu cần đạt

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ Văn 6, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học

- Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả cuối năm

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 trang 112 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

Thể loại

Tên

Truyện

- Bài học đường đời đầu tiên

- Ông lão đánh cá và con cá bàng

- Cô bé bán diêm

Thơ

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Gấu con chân vòng kiềng

Văn nghị luận

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

- Khan hiếm nước ngọt

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Truyện

- Bức tranh của em gái tôi

- Điều không tính trước

- Chích bông ơi!

Văn bản thông tin

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

- Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"

Câu 2 trang 112 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:

VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Trả lời:

Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): Kể về bài học đầu tiên của Dế Mèn. Và sự ân hận của Dế Mèn trước hành động ngông cuồng, dại dột của mình đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt.

Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): Truyện về ông lão đánh cá nghèo khổ, nhu nhược và mụ vợ tham lam, độc ác. Kết cục mụ vợ đã phải chuốc lấy hậu quả cho lòng tham vô đáy của mình.

Cô bé bán diêm ( An-dec-xen): Truyện kể về cô bé bán diêm nghèo khổ, đáng thương và bất hạnh, em đã chết trong đêm Noel vì đói và rét. 

Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ): Một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với bác

Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với bác

Gấu con chân vòng kiềng ( U-xa-chốp): Bài thơ kể về chú gấu con với đôi chân vòng kiềng, ban đầu chú rất tự ti về đôi chân mình nhưng khi được những lời động viên từ mẹ chú đã rất tự tin và tự hào về đôi chân của mình

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? ( Kim Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Văn bản đưa ra những lí do cần đối xử thân thiện với động vật.

Khan hiếm nước ngọt ( Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? ( Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Điều không tính trước ( Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ  sẽ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

Chích bông ơi! ( Cao Duy Sơn): cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng ( Theo Nguyên Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? ( Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22

Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"( Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng ( đất nặn, giấy nhớ, que kem. lát khoai tây chiên)

Câu 3 trang 112 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

VD: Văn bản nghị luận:

- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

Trả lời:

Một số lưu ý cần nhớ khi đọc:

- Truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn): Khi đọc cần xác định được đề tài, chủ đề và các sự kiện có trong truyện.

- Thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả: Khi đọc cần chú ý đến các sự việc được miêu tả trong bài, chú ý đến mạch diễn đạt của câu chuyện đó.

- Văn bản nghị luận: Khi đọc cần xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

- Văn bản thông tin: Khi đọc cần chú ý tới nguyên nhân xảy ra sự việc? sự việc đó diễn ra như thế nào? và kết quả ra sao?

Câu 4 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách

Trả lời:


Truyện 

Học kì I

Học kì II

- Thánh Gióng

- Thạch Sanh

- Sự tích Hồ Gươm

- Bài học đường đời đầu tiên

- Ông lão đánh cá và con cá bàng

- Cô bé bán diêm

- Bức tranh của em gái tôi

- Điều không tính trước

- Chích bông ơi!

 Ở học kì I học sinh được tập trung học các truyện thuộc thể loại truyện dân gian như truyện truyền thuyết, cổ tích còn ở học kì II học sinh tập trung học các truyện ngắn tự sự hiện đại 


Thơ

Học kì I

Học kì II

- À ơi tay mẹ

- Về thăm mẹ

- Ca dao Việt Nam


- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Gấu con chân vòng kiềng


 Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là ở học kì I tập trung vào thơ lục bát, học kì II tập trung vào thể thơ 5 chữ, 4 chữ, có yếu tô tự sự, miêu tả.

     Nội dung trong các bài thơ ở tập I là chủ đề gia đình, tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Còn ở học kì II chủ đề đa dạng mở rộng hơn.

Câu 5 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội

Trả lời:

                                                      Văn bản

nghị luận

Học kì I

Học kì II

- Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ

- Vẻ đẹp của một bài ca dao

- Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước


- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

- Khan hiếm nước ngọt

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?


 Học kì I các văn bản nghị luận thuộc kiểu nghị luận văn học, học kì II các văn bản thuộc kiểu nghị luận về các vấn đề xã hội.

    Tập một nội dung các văn bản thiên về phương pháp phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng còn ở tập 2 thiên về phương pháp giải thích, chứng minh so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

Văn bản

thông tin

Học kì I

Học kì II

- Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập"

- "Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ"

- Giờ Trái Đất


- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

- Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"


 Ở học kì I các văn bản thông tin sẽ thuật lại thông tin theo trật tự thời gian từ ở đầu đến kết thúc, còn các văn bản thông tin ở học kì II sẽ thuật lại sự kiện từ nguyên nhân đến kết quả của sử việc đó.

Viết

Câu 6 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Thống kê tên các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

Các kiểu văn bản được luyện viết trong sách Ngữ văn 6. tập hai là: kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, văn bản thông tin:

- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

- Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

- Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Tóm tắt văn bản thông tin, viết biên bản.

Câu 7 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu câu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

- Trong SGK Ngữ Văn tập II nội dung đọc hiểu và phần viết khá tương đồng và logic. Học sinh cần phải đọc hiểu dược văn bản thì mới có thể xác định được cách viết bài văn cả về hình thức và nội dung.

VD: Cần đọc hiểu nội dung cách triển khai của văn bản Khan hiếm nước ngọt, Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật mới có thể thực hiện được yêu cầu viết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

Câu 8 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức).

Trả lời:

Việc sử dụng văn bản có sự minh họa của hình ảnh, bảng biểu, đồ thị sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa

- Tạo sự sinh động, rõ ràng, minh họa cụ thể cho văn bản.

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não Thông thường chúng ta ghi chép thông tin bằng các hình 

Nói và nghe

Câu 9 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu câu đọc và viết?

Trả lời:

Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

+ Nói: Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể, biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện, câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo luận

+ Nghe: Nắm được nội dung trình bày của người khác. Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

- Các yêu cầu nói và nghe có mối quan hệ mật thiết với yêu cầu đọc và viết. Học sinh cần đọc hiểu nắm chắc những kiến thức quan trọng và nội dung   và hình thức từ đó triển khai bài viết hoàn chỉnh của mình. Từ nội dung bài viết đó sẽ phát triển, thêm bớt những nội dung để thành bài nói hoàn chỉnh.

Tiếng Việt

Câu 10 trang 113 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là những nội dung nào?

Trả lời:

Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là

+  Từ láy, từ ghép

+ Cụm từ ( cụm danh từ, cụm tính từ,...)

+ Thành ngữ

+ Hoán dụ

+ Mở rộng chủ ngữ

+ Từ Hán Việt

+ Trạng ngữ

+ Dấu ngoặc kép

+ Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Tự đáng giá cuối học kì 2

I. Đọc hiểu

a) Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

Tôi sống độc lập từ thu bé. Ấy là tục lộ lâu đổi trong họ nhà dế chúng tôi. Và lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bảm vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gi đâu.”. Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đỗ xong là bổ mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em.

Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tập tễnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày.

Rồi mẹ tôi trở về.

Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to.

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

Câu 1 trang 115 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Phương án nào nêu đúng thông tin về đoạn trích?

A. Là truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi

B. Là truyện lấy loài vật làm nhân vật và miêu tả chúng như con người

C. Là truyện ngắn hiện đại viết sau Cách mạng tháng Tám 1945

D. Là truyện do nhà văn Tô Hoài viết sau năm 1945

Trả lời:

C. Là truyện ngắn hiện đại viết sau Cách mạng tháng Tám 1945

Câu 2 trang 115 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Trong đoạn trích, người kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Trả lời:

B. Ngôi thứ nhất

Câu 3 trang 115 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Phương án nào nêu đúng chi tiết giúp người đọc nhận ra loài dế?

A. Luôn sống độc lập từ khi còn bé

B. Thích ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ

C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non

D. Đẻ xong là bố mẹ cho con cái ra ở riêng

Trả lời:

C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non

Câu 4 trang 115 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Trạng ngữ “Tới hôm thứ ba” trong câu “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tếnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Ở đâu?

B. Để làm gì?

C. Khi nào?

D. Như thế nào?

Trả lời:

C. Khi nào?

Câu 5 trang 115 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu nào tóm tắt đúng ý chính của đoạn trích?

A. Nhân vật “tôi” kể về những anh em họ hàng nhà mình.

B. Nhân vật “tôi” kể về hoàn cảnh gia đình mình khi mới sinh ra.

C. Nhân vật “tôi” kể về việc cha mẹ cho ra ở riêng.

D. Nhân vật “tôi” kể về cái hang và thức ăn của mình.

Trả lời:

A. Nhân vật “tôi” kể về những anh em họ hàng nhà mình.

Câu 6 trang 116 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Phương án nào nêu đúng tính cách của nhân vật “tôi” trong đoạn trích?

A. Thích sống độc lập 

B. Thích ỷ lại

C. Thích được mẹ chăm sóc 

D. Thích vỗ đôi cánh nhỏ

Trả lời:

A. Thích sống độc lập 

1

2

3

4

5

6

C

B

A

C

C

A

b) Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):

Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hoá mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon bia Tai-gơ (Tiger) in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.

Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả Trái Đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.

Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lí do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm

(Theo Nam Nguyễn - vnexpress.net)

Câu 7 trang 116 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Phương án nào trả lời được câu hỏi vì sao đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

A. Nêu lên các lí do nhằm thuyết phục mọi người bảo vệ động vật hoang dã

B. Nêu lên các ví dụ về sự quý hiếm của các loài động vật hoang dã

C. Nêu lên và miêu tả cụ thể các loài động vật hoang dã

D. Nêu lên ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Trả lời:

A. Thích sống độc lập 

Câu 8 trang 116 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?

A. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên.

B. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn.

C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác.

D. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành.

Trả lời:

C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác.

Câu 9 trang 117 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Đoạn trích trên nêu lên mấy lí do cần bảo vệ động vật hoang dã?

A. 1

B.2

C.3

D.4

Trả lời:

B.2

Câu 10 trang 117 SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2: Liệt kê các lí do mà em đã xác định (ở câu 9), mỗi lí do trình bày trong một câu văn ngắn gọn.

Trả lời:

Hai lí do đó là:

- Một là các loài động vật là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên giúp cho cuộc suống thêm phong phú. 

- Hai là bảo tồn các loài động vật quý hiểm để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái

7

8

9

A

C

B

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau và viết thành bài văn ngắn ( khoảng 2 trang):

Đề 1: Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này

Đề 2: Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy

Bài làm tham khảo

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và em ấn tượng nhất với nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã tỏa sáng trong tâm trí em.

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn "coi thường" những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu? Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là "Mèo", "nó vui vẻ chấp nhận" và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là "nó vênh mặt"- "Mèo mà lại! Em không phá là được...". Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do "Mèo" vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo "có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào". Bố của "Mèo" đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà "vui như tết". Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?...

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự "thức tỉnh" để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là "Mèo con" có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác: