Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất
Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích - Cánh diều
Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.
1. Định hướng
- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình để kể lại câu chuyện đó
- Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích là sử dụng lời văn của mình để kể lại chứ không phải chép lại câu chuyện đó.
- Lựa chọn truyện: Nếu đầu bài không yêu cầu một câu chuyện cụ thể, các em có thể tùy chọn câu truyện mình thích và tự tin kể.
2. Thực hành
Bài tập: Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”
a. Chuẩn bị
- Nhớ lại những chi tiết chính trong truyện Thánh Gióng:
+ Sự ra đời kì lạ, hoang đường của Gióng
+ Khi vua cho sứ giả đi tìm người tài đánh giặc, Gióng tự nhiên biết nói và nhận nhiệm vụ.
+ Sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi
+ Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đi đánh giặc
+ Sau khi đánh tan quân giặc, rồi lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
+ Vua lập đền thờ phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương.
+ Những dấu tích còn sót lại của Thánh Gióng
- Mở rộng suy nghĩ tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng đây là nhân vật với ngoại hình cao lớn, tính cánh mạnh mẽ và hành động diệt giặc vô cùng quyết liệt,...
- Gợi ý một số những phần kết mới cho truyện Thánh Gióng
+ VD1: Giặc tan xác, ôm đầu chạy về nước. Nhân dân vui mừng mở tiệc, Thánh Gióng quay lại làng Gióng gặp mẹ của mình. Mẹ cậu rất cảm động về việc làm vừa rồi của con mình. Vua chúc mừng và khen cậu rất nhiều, vua còn tổ chức hội khỏe Phù Đổng và rất biết ơn cậu. Nhân dân trong làng rất biết ơn cậu, các em bé nhỏ đều vây quanh Thánh Gióng. Nhìn cậu lúc này không còn cao lớn như khi đánh giặc mà trở lại hình dáng như người thường, nói chuyện lưu loát. Câu và mẹ cậu lại trở về một thế giới đầy tình yêu gia đình.
+ VD2: Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng ở lại trần gian và được vua Hùng nhường ngôi . Anh ra sức giúp đỡ bà con dân làng,được mọi người yêu quý và giúp đỡ. sau khi anh qua đời đã được bà con dân làng lập đền thờ. từ đó trở đi năm nào môi người cũng tổ chức hội khỏe Phù Đổng để tưởng nhớ người anh hùng trẻ tuổi
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý
+ Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện người anh hùng Thánh Gióng đánh giặc cứu nước.
+ Truyện có các sự kiện: Sự ra đời kì lạ, hoang đường của Gióng/ Khi vua cho sứ giả đi tìm người tài đánh giặc, Gióng tự nhiên biết nói và nhận nhiệm vụ/ Sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi/ Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đi đánh giặc/ Sau khi đánh tan quân giặc, rồi lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời/ Vua lập đền thờ phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương/ Những dấu tích còn sót lại của Thánh Gióng. Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng
+ Diễn biến câu chuyện bắt đầu từ: Câu chuyện kỳ lạ của vợ chồng nghèo sau đó đến quá trình lớn lên vào mong muốn đánh giặc giữ nước của Gióng cuối cùng câu chuyện kết thúc bằng việc Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời
+ Có thể sáng tạo thêm những hình ảnh hoặc thêm phần kết thúc mới cho câu chuyện.
+ Truyện gợi cho em cảm xúc biết ơn, trân trọng tự hào về người anh hùng dân tộc và xây dựng tinh, hun đúc thần yêu nước trong em
- Lập dàn ý
I. Mở bài
- “Thánh Gióng” là một trong những truyện dân gian hấp dẫn và lôi cuốn nhất trong kho tàng văn học Việt Nam.
– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thiếu niên Việt Nam.
II. Thân bài
1) Cậu bé làng Gióng ra đời
– Đời Hùng Vương thứ 6
– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
2) Sự lớn lên kì diệu của Gióng
– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
–Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Mời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt.
–Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
3) Gióng xung trận
– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
5) Vết tích còn lại
– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.
III. Kết bài
- Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng, về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào của nhân dân nước Việt, của thiếu niên Việt Nam.
c. Viết
Sự việc chính |
Lời văn của em |
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng |
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo? |
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi |
Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu. |
Gióng ra trận đánh giặc |
Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé. Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. |
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời |
Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời. |
Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng |
Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. |
Gióng còn để lại nhiều dấu tích |
Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng. |
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Học sinh sau khi làm xong bài làm của mình sẽ đọc kĩ lại và chỉnh sửa xem bài làm đã đủ nội dung chưa, có cần thay đổi điều gì không, câu chuyện đã theo đúng trình tự chưa.
- Sau đó sẽ chỉnh sửa lại các lỗi trong bài làm của mình