Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76 - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76 - Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - 76 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.
Câu 1 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Trong những câu dưới đây cụm từ ngày hôm nay ở câu nào là trạng ngữ? Vì sao?
a) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước liệt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)
b) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)
Trả lời:
- Cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b, đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.
Câu 2 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.
Trả lời:
- “Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì.”
- “ Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra”
- “Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi”
Câu 3 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thể nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.
a) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng...
(Tô Hoài)
b) Đó, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông đê xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lông kinh. Trong tranh, một chú bé đang ngôi nhìn ra ngoài cửa số, nơi bâu trời trong xanh.
(Tạ Duy Anh)
c) Con đường trai nhựa kẻ thông băng, song soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, mà đạp xe đi về trên con đường ấy
(Phong Thu)
Trả lời:
- Nếu lược bỏ các trạng ngữ nghĩa của các câu sẽ không còn đầy đủ chọn vẹn. Người đọc sẽ không thể hiểu đúng nội dung và câu văn muốn nói là gì
- Vai trò của trạng ngữ trong câu:
+ Trạng ngữ dù chỉ là thành phần phụ của câu, nhưng nó bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.
+ Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,
Câu 4 trang 75 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1
a1) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. ( Em bé thông minh)
a2) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b1) Đền Thượng nằm chót vớt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ. những cảnh bướm nhiều màu sắc bay đập dờn như đang múa quai xoè họa.
b1) Đền Thượng nằm chót với trên định nủi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cảnh bướm nhiều màu sắc bay đập đờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền.
Trả lời:
- Tác giả sử dụng các diễn đạt ở a1 và b1 là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ thay đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại câu câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn
Câu 5 trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Chọn một trong hai đề sau:
a. Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn
b. Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn
Trả lời:
a. Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn
Bài mẫu tham khảo
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, em rất ấn tượng với nhân vật này đặc biệt trong lần Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh. Nửa đêm, chàng đang say sưa ngủ bỗng con chằn tinh xuất hiện. Nó nhe nanh, giơ vuốt lên định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng búa đánh lại, một cuộc chiến khốc liệt xảy ra. Con quái vật thoắt ẩn thoắt hiện, Thạnh Sanh không sợ. Chàng dùng các võ thuật đánh con quái. Chỉ trong một lúc, cái búa của chàng đã bổ đứt đôi chằn tinh. Lúc đó, chằn tinh hiện nguyên hình là một con mãng xà to lớn, hung tợn. Sau khi chết, nó để lại một chiếc cung tên vàng và cái đầu của nó...Qua cuộc chiến đó ta thấy được tài năng và sức mạnh phi thường của Thạch Sanh