X

Soạn Văn lớp 6 - Cánh diều

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Cánh diều

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Cánh diều

1.Định hướng

a. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ dể hiểu bài thơ

- Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ?

2. Thực hành

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát ( “À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ”) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài xác định yêu cầu của đề là: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát

- Chọn bài thơ: Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương

- Đọc thật kĩ lại bài thơ nhiều lần.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Bài thơ lục bát mà em thích là bài thơ Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương.

+ Điều em ấn tượng nhất trong bài thơ là tình cảm người con dành cho mẹ của mình. Vì điều đó đã chạm được đến cảm xúc của em, làm em thấy rằng mình cũng cần phải yêu thương và biết ơn hơn nữa người mẹ thân yêu của mình

+ Em cảm thấy bài thơ có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

- Lập dàn ý

+ Mở đoạn:

·      Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là bài thơ em ấn tượng và yêu thích nhất trong chương trình Ngữ Văn của mình.

+ Thân đoạn:

·      Điều em ấn tượng nhất ở bài thơ là nội dung sâu sắc của nó.

·      Đây là bài thơ viết về tình cảm gia đình thiêng liêng, thân thương và đầy xúc động

·      Được thể hiện qua hình ảnh người con xúc động vô cùng khi thấy cảnh sống đơn sơ của mẹ, khi thấy sự tần tảo, chịu thương chịu khó của người mẹ.

·      Còn thơ hiện qua sự yêu thương khi người mẹ chắt chiu phần những quả na cuối cùng đợi con trở về

·      Từ đó đã chạm tới cảm xúc trong em khiến em thấy yêu thương và biết ơn mẹ của mình nhiều hơn.

+Kết bài:

·      Ấn tượng sâu sắc của em về bài thơ

c.Viết

    Trong chương trình Ngữ Văn 6 em đã được tìm hiểu rất nhiều bài thơ lục bát, những bài thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Đây là một bài thơ sâu sắc khi viết về đề tài tình cảm gia đình. Ở đó em thấy sự xót xa thương mẹ vô cùng của người con khi về thăm quê. Chứng kiến cảnh sống giản dị đơn sơ của mẹ với “chiếc nón mê đã cũ” “áo tơi đã cộc”, mặc dù vậy nhưng mẹ vẫn lo toán vun vén cho căn nhà của mình để chờ con về mẹ vẫn nấu tương vẫn nuôi gà mấy chú gà dường như là màu sắc tươi tắn duy nhất nổi bật trên cảnh sống đơn xơ, u ám của mẹ. Đặc biệt hơn cảm xúc của người con còn trào dâng, xúc động khi ngước mắt nhìn thấy những quả na cuối vụ mẹ vẫn phần mình. Chỉ từ những điều rất nhỏ nhặt giản dị, đơn sơ ở cuộc sống thường ngày thôi nhưng ta thấy được tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng và da diết. Bài thơ “Về thăm mẹ” không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học dạy tôi phải biết yêu thương, quan tâm, lo lắng hơn với những người thân yêu của mình.

d. kiểm tra và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong bài văn học sinh đọc kĩ và sửa lại những lỗi trong bài

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác: