Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 - 79 - Cánh diều Soạn văn 6 ngắn nhất
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 - 79 - Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 - 79 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.
Câu 1 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ( in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi " cơm ăn mấy cũng không nó" áp vừa mặc đã căng đứt chỉ". ( Bùi Mạnh Nhi)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được ( Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích
d.
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
(Bình Nguyên)
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng...( Nguyễn Đăng Mạnh)
Trả lời:
Câu thành ngữ |
Ý nghĩa |
Lớn nhanh như thổi |
Sự phát triển nhanh chóng hơn mức bình thường |
Hôi như cú mèo |
Thể hiện sự bẩn thỉu không sạch sẽ |
Cá chậu chim lồng |
Cảnh bị bó buộc, giam giữ trong một không gian nhất định |
Bể cạn non mòn |
Chỉ sự thay đổi lớn của thiên nhiên, trời đất, vạn vật. |
Buôn thúng bán bưng |
Kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, vặt vãnh thường là ở đầu đường góc chợ |
Câu 2 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Thành ngữ ở các câu a, b trong bài tập 1 đều gồm hai yếu tổ có quan hệ so sánh với nhau (được biểu thị bởi từ như chỉ sự so sánh). Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Trả lời:
Thành ngữ |
Ý nghĩa |
Đen như quạ |
Nhấn mạnh sự đen đủi, gặp nhiều xui xẻo |
Hót như khướu |
Ý chỉ những người nói nhiều. |
Nhanh như cắt |
Thể hiện sự nhanh chóng, mau lẹ. |
Câu 3 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở môi về). Ví dụ: cá - chim, chậu – lồng; bê - non, cạn - mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.
Thành ngữ |
Ý nghĩa |
Chân cứng đá mềm |
Chỉ sự mạnh mẽ, kiên cường có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống |
Lên thác xuống ghềnh |
Chỉ sự khó khăn gian khổ, những thử thách |
Có mới nới cũ |
Ý nói sự phụ bạc không thủy chung có cái mới thường coi rẻ cái cũ |
Câu 4 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 5 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:
Trả lời:
a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
→ Tác dụng: Trong câu trên dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp khi kể về tính cách dễ xúc động và nhạy cảm của nhà văn Nguyên Hồng.
b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đổ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị).
à Tác dụng: Dấu chấm phẩy đã giúp ngăn cách hai nội dung quan trọng được liệt kê trong câu phân trên.
Câu 6 SGK trang 79 SGK Ngữ Văn 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:
Trả lời:
Trong các truyền thuyết đã được đọc em thích nhất là truyền thuyết Thánh Gióng và đặc biệt em ấn tượng với nhân vật Gióng. Ấn tượng từ sự ra đời của cậu, ấn tượng khi cậu lớn nhanh như thổi cha mẹ không nuôi nổi cậu và phải nhờ tới sự giúp đỡ của dân làng. Và đặc biệt em rất ấn tượng khi Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ lên ngựa sắt xông pha ra trận, lúc ấy trông Gióng như một tướng lĩnh tài ba, gan dạ. Hình ảnh ấy cứ đọng lại mãi khiến em không thể nào quên.